Quy trình kỹ thuật mở tủy

Chỉ bắt đầu mở vào tủy. Sau khi đã thực hiện: Lấy sạch ngà sâu. Lấy sạch vật liệu trám cũ sai sót. Lấy bỏ các thành mô răng yếu.

1. Tạo xoang hướng dẫn trong men

Hình dạng xoang hướng dẫn thay đổi tùy loại răng:

  • Răng cửa giữa HT: Hình tam giác, đáy ở bờ cắn. Đỉnh phía cingulum.
  • Các răng trước còn lại: Hình bầu dục. Hẹp chiều G – X.
  • Răng cối nhỏ hàm trên và dưới: Hình bầu dục hay tròn. Tùy theo có 2 hay 1 ống tủy.
  • Răng cối lớn hàm trên: Hình tam giác. Đáy ở phía N. Đỉnh ở phía T.
  • Răng cối lớn hàm dưới: Hình tam giác hay hình thang. Tùy phía xa có 1 hay 2 ống tủy.

Thực hiện:

  • Dùng mũi khoan tròn hoặc trụ thuôn. Mũi khoan đặt vuông góc mặt trong răng trước. Hay mặt nhai răng sau. Hoặc đặt hướng nghiêng tùy theo kết quả khám tiền mở tủy.
  • Tạo xoang hướng dẫn trong men. Theo hình thể ngoài kinh điển của lỗ mở tủy. Có chiều sâu trong ngà khoảng 1mm.
Quy trình kỹ thuật mở tủy

2. Khoan xuyên qua ngà, thủng vào buồng tủy

Răng trước: Mũi khoan chuyển hướng từ vuông góc mặt trong. Sang song song trục chính của răng. Tức 45 độ với mặt trong.

Răng sau: Hướng mũi khoan song song trục răng.

Thực hiện: Mài về phía trung tâm buồng tủy cho đến khi có cảm giác hẫng tay. Thì chuyển sang mài ngang để mở rộng lỗ thủng theo chu vi của xoang. Cảm giác hẫng tay chỉ có khi khoảng cách trần – sàn tủy ≥ 2mm.

3. Lấy sạch trần/ sừng tủy, tạo hình thể thuận tiện

Sau khi mở rộng sơ bộ theo xoang hướng dẫn. Kiểm tra sự hiện diện của trần tủy bằng thám trâm số 17 hoặc 23. Thực hiện lấy sạch trần/ sừng tủy bằng 2 cách:

  • Mũi khoan tròn, thân dài. Cho đầu mũi khoan móc vào cạnh nhô trần tủy và vuốt ngược ra.
  • Mũi khoan FG, trụ thằng, đầu láng – không tác dụng bằng thép/ kim cương. Hay mũi Endoz. Mài theo chiều ngang và luôn giữ hướng mũi khoan theo hướng trục răng.

Mở thoát các thành, lỗ mở tủy. Để tạo hình thể thuận tiện.

  • Nếu răng tủy sống và chảy máu nhiều. Không thể quan sát được hốc tủy. Nên thực hiện cắt tủy buồng bằng nạo ngà bén. Hay mũi khoan tròn.
  • Nếu chảy máu vẫn chưa kiểm soát được. Thì lấy thêm tủy chân bằng trâm gai. Sau đó mới thực hiện lấy sạch trần tủy.

Các tiêu chuẩn đánh giá lấy sạch trần tủy là:

  • Thăm dò thấy sàn tủy cong lồi và trơn láng.
  • Nhìn thấy rõ góc dài. Chuyển tiếp giữa các thành buồng tủy và sàn tủy. Làm thành một vòng khép kín 360 độ.

Nếu không thấy hay thấy không giáp vòng. Chứng tỏ sàn tủy bị che lấp bởi trần tủy. Hoặc vật liệu phục hồi, ngà thứ cấp.

4. Định vị và nhận diện tất cả các miệng ống tủy

Số lượng – miệng ống tủy. Chỉ có thể nhận diện sau khi hoàn chỉnh bước 3. Phim tia X không thể cho biết chính xác số lượng ống tủy. Mà chỉ giúp dự đoán số lượng chân răng và ống tủy.

Ứng dụng các luật sau để định vị và nhận diện các miệng ống tủy:

  • Luật đối xứng 1 & 2.
  • Luật thay đổi màu ngà.
  • Luật vị trí miệng ống tủy 1, 2, 3.

5. Tạo và xác định đường vào trực tiếp đến 1/3 chóp

Thực hiện tạo đường vào trực tiếp bằng ứng dụng luật đồng tâm. Cho phép mở rộng lỗ mở tủy đúng hướng. Lấy tam giác ngà đúng mức. Tiết kiệm mô răng.

Dụng cụ tạo đường vào trực tiếp: Mũi khoan kim cương trụ thuôn. Đầu láng không tác dụng. Mũi Gates – Glidden (GG), các đầu nội nha siêu âm. Cây làm loe miệng ống tủy loại cầm tay hay chạy máy. Là các trâm Ni-ti độ thuôn lớn.

Nhược điểm của lấy tam giác ngà bằng mũi khoan kim cương: Lấy mô răng quá nhiều. Tạo bờ vai và làm mất sự liên tục từ thành buồng tủy vào miệng ống tủy.

Kỹ thuật lấy tam giác ngà bằng mũi khoan GG:

  • Chọn mũi GG to nhất. Đặt được thụ động vào đến sâu hơn miệng ống tủy khoảng 2mm.
  • Động tác: Đưa mũi GG vào ống tủy và vuốt ngược ra ngoài. Với áp lực nhẹ lên phía bên ngà. Lặp lại động tác thành nhiều cú mài. Để cắt tam giác ngà.
  • Tùy vào kích thước tam giác ngà. Có thể tăng dần kích thước mũi GG và giảm dần chiều sâu đi vào. Cho đến khi lấy hết tam giác ngà.
  • Miệng ống tủy được làm loe cùng lúc lấy tam giác ngà. Và tạo sự liên tục thành buồng tủy vào miệng ống tủy.

6. Hoàn tất sau cùng lỗ mở tủy

Làm trơn láng các thành buồng tủy.

Kiểm tra và điều chỉnh. Để có sự liên tục từ thành buồng tủy vào ống tủy.

Làm đều đặn xung quanh bờ xoang (góc xoang – Bề mặt không góc nhọn) giúp giảm vi thấm.

Các lưu ý khi mở tủy ở một số răng cụ thế:

  • Răng cửa dưới:  Nghiêng trong 20 độ. Nguy cơ khoan thủng ra mặt ngoài vùng cổ răng. Nên mở tủy răng cửa dưới từ bờ cắn thay vì từ mặt trong.
  • Răng 4 hàm trên: Lỗ mở tủy hình bầu dục. Nếu 2 ống tủy song song có thể cần mở rộng đến đỉnh múi N & T. Nếu 2 ống tủy phân kỳ thì không cần mở rộng thêm chiều N – T.
  • Răng cối nhỏ hàm dưới: Lỗ mở tủy thường hình tròn. Ở răng 4 hàm dưới có đỉnh múi N nằm ngay trên trung tâm hốc tủy. Do đó, lỗ mở lệch ra phía ngoài. Gần đỉnh múi N nhiều hơn so với R5 hàm dưới.
  • R6 hàm trên: Vị trí miệng ống tủy NG2 nằm phía trong và lệch gần. So với đường nối ống tủy NG1 và ống tủy T.
  • R7 hàm dưới: 30 – 40% có 2 ống tủy xa. Lỗ mở tủy hình thang. Đáy nhỏ ở phía X. Tỉ lệ R7 hàm dưới có 1 chân chụm là 27% và 89%. Trong số đó là ống tủy có dạng chữ C.

Nguồn: Tổng hợp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0963288870
Liên hệ