Compsite nha khoa được Bowen sáng chế năm 1962. Composite là vật liệu được cấu tạo bằng cách. Phối hợp 2 hay nhiều vật liệu có tính chất hóa học khác nhau và không tan vào nhau. Composite hiện là vật liệu thẩm mỹ phổ biến nhất. Thay thế dần cement silicate và nhựa acrylic. Được sử dụng ngày càng rộng rãi trong nha khoa.
1. Đặc điểm của composite
1.1. Phân loại
Theo kích thước hạt độn
Composite được chia làm 3 loại chủ yếu theo kích cỡ. Lượng và thành phần của hạt độn vô cơ:
- Composite hạt độn lớn (macrofiller)
- Composite vi thể (micofiller)
- Composite lai (hybrid)
Theo phản ứng trùng hợp
- Quang trùng hợp: Dưới ánh sáng của đèn Hallogen.
- Hóa trùng hợp
- Lưỡng trùng hợp
Theo chất lượng vô cơ
- Composite nhẹ: Trong hạt độn có 50 – 55% các hạt vi thể
- Composite nặng: Chứa 70 – 75% hạt độn
1.2. Đặc điểm lý học
- Chịu lực nén cao
- Ít giãn nở.
- Có khả năng đánh bóng
- Chống gãy vỡ tốt
- Màu ổn định
- Cản quang
- Dễ thao tác
- Dẻo, không biến dạng khi nén chặt
1.3. Đặc điểm co do trùng hợp
Đây là nhược điểm quan trọng nhất của Composite. Khi trùng hợp, các phân tử tiến lại gần nhau. Làm toàn bộ miếng trám co lại và hở rìa. Sự trùng hợp này còn tiếp diễn sau khi trám rất lâu.
1.4. Đặc điểm hở rìa miếng trám
- Khi trùng hợp nhựa bị co tạo ra khe hở
- Nhựa ngấm nước
- Trải qua tiếp xúc nóng lạnh trong miệng
Để khắc phục sự hở rìa miếng trám. Người ta sử dụng keo dán men và dán ngà để bù trừ cho sự co. do vậy, keo dán rất quan trọng khi trám răng Composite.
1.5. Đặc điểm thẩm mỹ
Màu sắc giống với răng thật
1.6. Đặc tính sinh học
Ảnh hưởng của Composite đến tủy răng do: Xói mòn, keo dán. Sự co mối trám. khi mối trám co và lay động. Nó sẽ giống 1 cái bơm. Bơm các vi khuẩn và dịch miệng qua ống ngà vào mô tủy.
1.7. Đặc điểm thay đổi mô học của men răng, ngà răng
Hiện tượng xói mòn.
2. Kết dính với mô cứng nhờ keo dán
2.1. Các loại kết dính
Kết dính men
Kết dính cơ học: Thông thường một monomer acrylic lỏng. Không có chất độn đặt trên vùng men đã được xói mòn. Các monomer chảy vào khe giữa các trụ men và trong các trụ men. Sự dán men phụ thuộc vào đuôi nhựa chui vào mặt có khóa liên kết do xói mòn. Tạo nên nền tảng dán cơ học. Đuôi lớn nằm giữa các trụ men. Đuôi nhỏ đi qua đầu của mỗi trụ men. Nơi mà tinh thể hydroxyapatite đã bị hòa tan. Để lại thành phần hữu cơ.
Kết dính hóa học: Liên kết giữa các phân tử composite với các ion apatite (ít hiệu quả)
Kết dính ngà
Kết dính cơ học: Xử lý ngà tạo nên các vi lưu cơ học ở vùng quanh ống ngà. Không khử khoáng quá mức vùng quanh ống ngà. Các Primer trong keo dán chui vào lớp mùn ngà và ống ngà. Lấp đầy những khoảng trống còn lại do các tinh thể hydroapatite bị hòa tan. Tạo thành mạng lưới liên kết xâm nhập bao quanh các collagen của ngà răng. Tạo điều kiện bám dính composite.
Kết dính hóa học: Các liên kết đồng hóa trị và liên kết ion với collagen ít hiệu quả.
2.2. Chỉ định
- Trám vĩnh viễn trên răng sữa
- Trám bít hố rãnh mở rộng
- Lỗ sâu loại III, IV, V
- Lỗ sâu loại I, II kích thước 1,2 (chiều rộng < 3mm)
- Trám thẩm mỹ cho nhóm răng cửa
3. Kỹ thuật trám composite
Bước 1: Làm sạch răng và chọn màu bằng bảng so sánh
Bước 2: Cách ly răng bằng đam cao su
Bước 3: Tạo lỗ trám, làm sạch, tạo vát rìa men
Theo Hume và Mount 1996. Chất trám composite cùng với các hệ thống keo dán men – ngà. Tạo ra sự bám dính cơ học và hóa học tốt hơn. Nên tạo lỗ trám theo nguyên tắc Black không phù hợp nữa. Tạo lỗ trám composite theo nguyên tắc chung tạo hình cái bát và vát rìa men:
- Lấy bỏ mô sâu, ngà nhiễm khuẩn. Bằng mũi khoan kim cương trụ hạt mịn hoặc mũi khoan tròn nhỏ.
- Để lại lớp ngà cứng.
- Tạo diện tiếp xúc rộng giữa men – Composite (tạo vát). Góc vát ở đường nối men thô. Được tạo bằng mũi khoan kim cương trụ hạt mịn. Hướng mũi khoan 45 độ ra phía ngoài. Độ rộng 0,25 – 0,5mm.
Bước 4: Che tủy calci hydroxide hoặc hàn lót bằng GIC. Trong kỹ thuật trám sandwich. (Nếu lỗ sâu đáy lỗ trám cách buồng tủy < 0,5mm)
Bước 5: Etching men và ngà răng với gel phosphoric. Nồng độ 30 – 50%. Thông thường dùng nồng độ 37% từ 10 – 15 giây. Rửa sạch, lau khô (không thổi khô bằng hơi). Nếu trám lót bằng GIC. Tránh etching bằng dung dịch mạnh. Mà chỉ nên bôi lớp nhựa dính có độ nhớt thấp.
Bước 6: Dùng keo kết dính bôi lên bề mặt răng đã được etching để 30 giây. Sau đó thổi khí nhẹ. Chiếu đèn 20 Giây.
Bước 7: Đặt composite từng lớp. Mỗi lớp dày không quá 2mm. Chiếu đèn mỗi lớp 40 giây. Chiếu đèn từ nhiều phía đảm bảo sự trùng hợp hoàn toàn.
Bước 8: Tháo đam cao su.
Bước 9: Kiểm tra và điều chỉnh khớp cắn
Bước 10: Hoàn thiện và đánh bóng với mũi khoan kim cương hạt mịn hoặc với mũi khoan đánh bóng. Mặt trong dùng mũi đánh bóng tròn hoặc hình quả lê. Đánh bóng mặt ngoài bằng mũi khoan đánh bóng hình ngọn lửa. Đánh bóng cuối cùng bằng giấy nhám. Và đĩa giấy nhám hoàn tất mặt trong, ngoài. Cùng với bột prisma hạt mịn hoặc siêu mịn.
Nguồn tham khảo: Tài liệu của Viện đào tạo răng-hàm-mặt – Trường Đại học Y Hà Nội