Giải phẫu vùng cuống răng

Vùng cuống răng hay còn gọi là chóp răng. Là bộ phận thuộc phần chân răng nằm sâu dưới lợi và ổ xương hàm. Cùng Aroma tìm hiểu về giải phẫu vùng cuống răng trong bài viết dưới đây!

1. Xương răng (cement)

– Cement là một mô liên kết không đồng nhất. Khoáng hóa, bao bọc toàn bộ lớp ngà của chân răng. Và một phần mặt trong ống tủy. ở phần cuống răng khoảng 0,5 – 1mm.

– Cement neo giữ các bó sợi collagen của dây chằng nha chu vào bề mặt chân răng.

– Cement có nguồn gốc trung mô. Và được hình thành trong quá trình hình thành chân răng. Do sự tham gia của tế bào tạo xương. Là tế bào biệt hóa từ tế bào liên kết trong tổ chức liên kết túi răng.

– Cement không chỉ giúp giữ răng vào xương mà còn thực hiện các quá trình thích nghi và sửa chữa.

– Bề dày của xương răng thay đổi tùy theo tuổi, tùy theo chức năng, từng vùng quan sát. Trong quá trình tồn tại của nó thường được đắp dày thêm. Quá trình này được diễn ra đều đặn và từ từ.

– Cement răng thường dày ở vùng cuống răng hơn vùng cổ răng. Cement khác xương ở chỗ, luôn luôn đắp lên một mô cứng khác. Thường là ngà và không có mạch máu nuôi dưỡng.

Vùng cuống răng

2. Lỗ cuống răng

– Là nơi mạch máu và dây thần kinh đi vào và đi ra khỏi buồng tủy. Để nuôi dưỡng răng.

– Số lượng và vị trí lỗ cuống răng. Thường không phụ thuộc vào số lượng chân răng và số ống tủy. Lúc đầu, lỗ cuống răng thường rộng và hình dạng phễu mở rộng về phía chóp. Khi chân răng phát triển, lỗ cuống trở nên hẹp dần.

– Mặt trong lỗ chóp được lót một lớp cement dài 0,5 – 1mm trong ống tủy.

– Khi răng mới mọc. Lỗ chóp chân răng nằm gần với chóp răng giải phẫu. Sau đó, do sự hình thành liên tục của cement thứ phát. Làm cho lỗ chóp ngày càng cách xa chóp răng giải phẫu từ 0,5 – 3mm. Khoảng cách này thay đổi tùy theo răng:

  • Răng cửa trước khoảng: 0,3 – 0,4mm.
  • Răng hàm phía sau khoảng 0,4 mm.
  • Răng người trẻ tuổi khoảng 0,48mm.
  • răng người cao tuổi khoảng 0,6mm

– Kích thước này tương ứng với khoảng cách từ lỗ chóp đến điểm thắt chóp. Rất ít khi lỗ chóp trùng với chóp chân răng. Mà nó thường nằm lệch trục ở mặt bên chân răng.

– Lớp cement lót trong lỗ cuống răng khi còn nguyên vẹn. Có khả năng ngăn cản sự xâm nhập của vi khuẩn. Và độc tố của vi khuẩn xuống vùng cuống răng.

Nguồn tham khảo: Tài liệu của Viện đào tạo răng-hàm-mặt – Trường Đại học Y Hà Nội

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0963288870
Liên hệ