1. Cấu trúc giải phẫu mỏm xương ổ
Xương ổ chính danh:
– Phiến cứng
– Xương bó
Xương ổ nâng đỡ:
– Xương vỏ:
- Là xương đặc.
- Gồm hệ thống Haver và Haver trung gian.
- Hàm dưới dày hơn hàm trên.
- Mặt trong dày hơn mặt ngoài.
– Xương xốp:
- Gồm các bè xương mỏng. Được lấp đầy bởi tủy mỡ.
- Vùng lồi củ xương hàm trên và góc hàm xương hàm dưới. Chứa tủy tạo máu.
- Hàm trên nhiều xương xốp hơn hàm dưới.
2. Mào xương ổ
2.1. Xương ổ chính danh
Là lá xương đặc lót ở mặt trong ổ răng đến thành ổ răng.
Dày 0,1 – 0,4mm.
Giống như một mặt sàn, nhiều lỗ nhỏ. Đính vào bè xương xốp.
X-quang: Là một đường phản quang rõ rệt.
Xương ổ chính danh còn được gọi là xương bó.
2.2. Đặc điểm cấu trúc và thành phần
Xương bó
Là phần xương ổ răng có các sợi Sharpey thâm nhập.
Bó – bó sợi.
Sợi Sharpey – Các sợi chính của dây chằng nha chu. Thâm nhập và gắn chặt vào xương hoặc cement răng.
Các sợi Sharpey chạy vuông góc với bề mặt xương bó.
Ở người lớn tuổi. Xương bó có nhiều ở mặt xa các răng có sự di gần. (Răng cối lớn/ răng cối nhỏ).
Mạch máu
Hàm trên: Động mạch ổ răng trước và sau. ĐỘng mạch hàm trên, động mạch ổ mắt dưới.
Hàm dưới: Động mạch ổ răng dưới.
Thành phần xương
- Vô cơ (67% – 70%): Hydroxya Patite 60%. Không định hình 40%.
- Nước (8%)
- Hữu cơ (22% – 23%): Collagen 90%. Protein không collagen 10%.
3. Quá trình tái cấu trúc sinh lý
3.1. Nguyên bào tạo xương
Tế bào đơn nhân có nguồn gốc từ tế bào gốc nguyên thủy. Hình khối lập phương khi hoạt động mạnh. Và dẹt lại khi không có sự tạo xương.
Là tế bào đã biệt hóa. Nhưng vẫn diễn ra hiện tượng phân bào.
Xếp thành hàng nằm trên bề mặt xương. Tiếp xúc với lớp dạng xương.
Thể hiện hình ảnh đặc trưng. Của hoạt động enzym photphatase kiềm ở mức cao.
Chế tiết khuôn hữu cơ cho xương: Collagen type I, V. Proteoglycans. Vài Protein không collagen.
Đóng vai trò hàng rào ngăn dòng ion ra vào xương.
3.2. Cốt bào non
Tương tự nguyên bào xương về mặt cấu trúc. Nhưng nhỏ hơn.
Nằm ngoại vi vùng xương tân tạo.
Điều hào quá trình trưởng thành. Và khoáng hóa của khung xương mới.
3.3. Cốt bào trưởng thành (tế bào xương)
Là các nguyên bào xương bị kẹt lại trong khung hữu cơ.
Sau khi hình thành. Các tế bào xương giảm kích thước.
Các tế bào xương nằm trong các hốc xương. Có các kênh nhỏ chứa nhánh nguyên bào tương của tế bào xương.
Có sự tiếp xúc liên hệ giữa các tế bào xương kế cận. Và với các nguyên bào xương.
Bộ máy tổng hợp chất khuôn đã suy giảm. Nhưng vẫn có khả năng tổng hợp các protein khuôn.
Tham gia vào hoạt động hủy cốt (tiêu xương).
3.4. Hủy cốt bào
Là tế bào đa nhân (2 – 6 nhân). Có kích thước lớn hơn nhiều. So với các tế bào xương khác.
Thường nằm trên bề mặt xương. Không có chất dạng xương che phủ. Trong các khuyết Howship.
Viền bào tương dạng bàn chải. Tạo đường ranh giới vùng tiêu xương.
Bào tương chứa nhiều ty thể. Hệ thống golgi phát triển. Nhiều túi tiêu thể. Giàu các acid và emzym thủy phân.
4. Quá trình tái cấu trúc xương
Diễn ra từ giai đoạn hình thành xương phôi thai. Cho đến giai đoạn tiền trưởng thành.
Diễn ra mạnh mẽ ở giai đoạn phát triển của: Xương hàm. Mọc răng và thay răng.
Nhịp độ đổi mới của mỏm xương ổ. Cao hơn các xương khác. Tỷ lệ đổi mới xương 30 – 100%/ năm.
Quá trình tái cấu trúc xương ở người trưởng thành. Không dừng lại mà chỉ diễn ra chậm hơn.
Hình ảnh đặc trưng của quá trình tái cấu trúc: Khuyết Howship với các hủy cốt bào đa nhân. Đường viền chất dạng xương với các nguyên bào xương tạo thành hang.
Hoạt động tái cấu trúc ở xương ổ chính danh: Phối hợp với sự di chuyển của răng sau khi mọc.
- Sự trồi răng do mất răng đối kháng.
- Sự nghiêng răng vào khoảng mất răng.
- Sự di chuyển răng trong chỉnh nha.
Nguồn: Bác sỹ Vy – Khoa Răng hàm Mặt