Núm phụ mặt nhai là một phần lồi ra bất thường trên bề mặt răng. Do sự sai lệch trong quá trình phát triển của răng.
1. Các trường hợp thường gặp của núm phụ mặt nhai
Núm phụ có thể có trên bất cứ răng nào. Nhưng thường gặp nhất là răng cối nhỏ.
- Đối với nhóm răng trước: Núm phụ thường hình thành ở mặt trong.
- Đối với nhóm răng sau: Núm phụ có thể xuất hiện ở nhiều vị trí trên mặt nhai. Thường thấy nhất ở rãnh giữa. Tiếp theo là trên sườn nghiêng của múi ngoài. Được gọi là núm phụ mặt nhai.
Núm phụ xuất hiện ở cả bộ răng sữa và bộ răng vĩnh viễn. Nhưng thường ở răng vĩnh viễn nhiều hơn. Có sự đối xứng 2 bên, với tỉ lệ cao hơn ở nữ.
Núm phụ chủ yếu gặp ở người Châu Á. Cao nhất ở người Eskimo (lên đến 15%). Và người Nam Mỹ gốc Ấn Độ.
2. Nguyên nhân xuất hiện núm phụ mặt nhai
Do sự tăng trưởng bất thường. Và sự gấp của một phần biểu mô men lớp trong. Và các tế bào ngoại trung mô của nhú răng. Vào trong lưới tế bào sao của cơ quan men. Trong suốt giai đoạn chuông của quá trình hình thành răng.
Hình thái núm phụ: Hình dạng như một múi dư, Nằm giữa mặt nhai. Cấu trúc gồm có men răng, ngà răng và sừng tủy nhô lên theo hình dạng múi.
3. Nguy cơ
Do núm phụ là chi tiết dị dạng. Nên trong quá trình ăn nhai, vận động. Núm phụ mặt nhau sẽ va chạm mạnh với răng đối diện. Dẫn đến nguy cơ bị mài mòn hoặc gãy vỡ răng.
Các nguy cơ thường gặp như: Mòn men, lộ ngà, lộ tủy, viêm tủy. Tủy hoại tử, áp xe quanh chóp răng. Răng lung lay hay phải nhổ bỏ,…
Do đây là dị dạng bẩm sinh. Nên các nguy cơ thường xảy ra khi răng chưa đóng chóp. Dẫn đến tình trạng các răng có núm phụ mặt nhai xấu hơn răng bình thường.
4. Điều trị núm phụ mặt nhai
Việc điều trị núm phụ mặt nhai có thể xử lý theo tùy từng trường hợp. Một số bệnh nhân không cần điều trị. Nếu bề ngoài thẩm mỹ, chức năng ăn nhai nằm trong giới hạn bình thường. Không có sâu răng hoặc bào mòn răng. Dị thường không sắc nét.
Có 6 nhóm núm phụ mặt nhai:
- Nhóm I: Tủy bình thường, đóng chóp.
- Nhóm II: Tủy bình thường, chưa đóng chóp.
- Nhóm III: Tủy viêm, đóng chóp.
- Nhóm IV: Tủy viêm, chưa đóng chóp.
- Nhóm V: Tủy hoại tử, đóng chóp.
- Nhóm VI: Tủy hoại tử, chưa đóng chóp.
Điều trị nhóm I,, nhóm II: Mài chỉnh khớp cắn. Tránh múi đối diện chạm vào núm phụ. Trám quanh núm phụ bằng composite lỏng. Theo dõi định kỳ cho đến khi phần chồi tủy nhô vào núm phụ giảm đi. Tiến hành mài núm phụ và trám composite. Ở răng chưa đóng chóp. Cần theo dõi mỗi 3 tháng. Còn răng đã đóng chóp thì theo dõi hàng năm.
Nhóm III, nhóm V: Trường hợp tủy viêm hay hoại tử nhưng đã đóng chóp. Thì tiến hành chữa tủy như bình thường.
Nhóm IV, nhóm VI: Lấy tủy buồng bán phần. Sau đó trám bằng MTA. Và kết thúc bằng GIC ở bên trên. Trường hợp răng hoại tử tủy nhưng chưa đóng chóp. Thì áp dụng kỹ thuật Apexification. Nhưng tốt nhất vẫn là MTA.
Nguồn: Tổng hợp