Viêm nhiễm răng miệng hàm mặt – Phần 1

Viêm nhiễm răng miệng hàm mặt có thể gặp ở mọi lứa tuổi và giới tính. Do các nguyên nhân tại chỗ và toàn thân. Thường chịu ảnh hưởng của các yếu tố nguy cơ như: Sức đề kháng kém. Tình trạng vệ sinh răng miệng không tốt. Thiếu dinh dưỡng và một số bệnh toàn thân.

1. Nguyên nhân gây viêm nhiễm răng miệng hàm mặt

1.1. Nguyên nhân tại chỗ

Do răng: Là nguyên nhân chủ yếu. Do biến chứng mọc răng. Hay gặp ở răng khôn hàm dưới. Do biến chứng của viêm quanh cuống răng cấp, apxe quang răng. Do tai biến trong điều trị. tai biến trong chữa tủy răng. Nhiễm khuẩn ổ răng sau nhổ.

Do chấn thương: Gãy hở xương hàm hoặc vết thương phần mềm. Do nhiễm khuẩn từ các vùng lân cận: Đinh râu, áp xe hạch. Viêm mủ tuyến nước bọt, viêm xoang mủ. Khối u lành hoặc ác tính vùng hàm mặt.

1.2. Nguyên nhân toàn thân

Do các nhiễm khuẩn từ xa. Vi khuẩn theo đường máu và bạch huyết. Đến khu trú và gây viêm tại chỗ. Đặc biệt là viêm xương tủy hàm sau, sởi, thương hàn,… Hay gặp ở trẻ em.

2. Các hình thái giải phẫu bệnh lý

Viêm mô tế bào thanh dịch cấp: Là quá trình giãn mạch, xung huyết, rỉ thanh dịch, bạch cầu xuyên mạch. Biểu hiện lâm sàng: Sưng nề, nóng đỏ, đau.

Thể áp xe: Tổ chức liên kết tăng sinh khu trú. Và bao bọc tổ chức viêm. Biểu hiện lâm sàng: Ổ mủ có vỏ bọc, có ranh giới rõ. Có dấu hiệu mềm lún hoặc chuyển sóng.

Thể viêm tấy lan tỏa: Quá trình viêm không được khu trú. Xâm lấn, lan tỏa rộng, không có ranh giới. tổ chức viêm bị hoại tử, tắc mạch lan rộng.

Phân biệt viêm nhiễm răng miệng hàm mặt

3. Các thể lâm sàng

3.1. Làm mủ các vùng nông

Thường gặp ở vùng dưới hàm, dưới cằm, dưới lưỡi. Mang tai, cơ cắn, vùng má,… Điển hình là áp xe vùng dưới hàm. Chiếm 13 -15% các nhiễm khuẩn quanh xương hàm.

Triệu chứng

Cơ năng: Đau nhức vùng góc hàm. Lan lên tai, thái xương. Đau tăng khi nhai, nói, nuốt. Khó há miệng. Khít hàm xuất hiện sớm. Tăng tiết nước bọt, hơi thở có mùi hôi.

Toàn thân: Nhiễm trùng, sốt cao, mạch nhanh, mệt mỏi.

Tại chỗ: Vùng góc hàm sưng, tấy đỏ, ấn đau, chưa rõ ranh giới. Sau mềm dần, Có ranh giới do ổ viêm được khu trú, ấn lún hoặc chuyển sóng. Miệng hôi, bẩn. Thường tìm thấy răng nguyên nhân, ở nhóm răng hàm hàm dưới. Có mủ chảy ra qua túi lợi quanh răng. Răng nguyên nhân: lung lay, gõ đau.

X-quang: Có thể thấy tổn thương ở vùng răng nguyên nhân trên phim X-quang.

Tiến triển và biến chứng

Tiến triển nhanh, đau và khít hàm. Có thể lan tràn nhiễm khuẩn sang các vùng lân cận. Đặc biệt là vào những vùng sâu như khoang bên hầu. Khoang sau hàm.

Chẩn đoán

Cần chẩn đoán phân biệt với:

  • Áp xe hạch góc hàm: Ổ viêm lúc đầu có ranh giới rõ dưới dạng nổi cục. Không khít hàm.
  • Viêm mủ tuyến nước bọt dưới hàm: Ấn vùng tuyến có mủ chảy ra ở ống Wharton.

Điều trị

Điều trị tích cực: Kháng sinh, chống viêm, giảm đau.

Phẫu thuật: Trích rạch dẫn lưu khi có mủ. Cần trích rạch sớm bằng các đường rạch an toàn.

Nhổ răng nguyên nhân.

3.2. Làm mủ các vùng sâu

Nhiễm khuẩn có thể do răng hoặc lan tràn mủ từ nhiễm khuẩn các vùng nông. Khu trú ở các vùng sâu như khoang sau hàm. Khoang bên hầu.

Đặc điểm nhiễm khuẩn các vùng sâu: Giai đoạn khởi đầu triệu chứng thường không rõ. Chỉ rõ ở giai đoạn tiến triển, toàn phát.

Tiên lượng xấu vì dễ làm tổn thương các thành phần giải phẫu trong vùng. Và có khả năng lan rộng lên nền sọ hoặc xuống trung thất.

Triệu chứng

Giai đoạn khởi đầu: Không rõ rệt, nuốt đau, khít hàm. Đau và vẹo cổ. Kèm theo các dấu hiệu làm mủ vùng dưới hàm, dưới lưỡi.

Giai đoạn toàn phát: Các dấu hiệu toàn thân và tại chỗ nặng hơn.

  • Ngoài miệng: Sưng nề, đau dọc cơ ức đòn chùm, góc hàm, mang tai. Rãnh góc hàm bị xóa. Ấn sau góc hàm rất đau.
  • Trong miệng: Khít hàm, sưng nề phần trước thành bên hầu. Đẩy amidane và phần vòm miệng ào giữa.
  • Cơ năng: Khó nuốt, nuốt đau. Tại chỗ viêm rất đau do căng mủ. Đau lan lên tai, 1 bên đầu. Khít hàm, khó thở.
  • Toàn thân: Sốt cao, mạch nhanh, đau đầu vật vã, đau mình mất ngủ.

Tiến triển và biến chứng

Nếu nhiễm khuẩn ở vùng sau trâm có thể gây biến chứng nặng: Khó thở do nề, co thắt thanh môn.

Chảy máu do vỡ động mạch hoặc tĩnh mạch cảnh: Viêm tĩnh mạch xoang hang hay viêm màng não mủ. Nhiễm khuẩn huyết, nhiễm khuẩn trung thất.

Chẩn đoán

Chẩn đoán xác định: Giai đoạn toàn phát dễ phát hiện. Chú ý dấu hiệu ở giai đoạn đầu.

Chẩn đoán phân biệt với viêm tấy amidane: Amidane sưng to, xung huyết. Không khít hàm.

Điều trị

Hồi sức: Bù điện giải, dinh dưỡng bằng đường tĩnh mạch.

Kháng sinh: Tích cực, phủ rộng.

Chống viêm, tiêu viêm, giảm đau và các thuốc bổ trợ khác.

Trích rạch apxe theo đường trong miệng. Hoặc ngoài da. Tùy theo vị trí tiến triển của ổ viêm.

Nhổ răng nguyên nhân.

Nguồn: ThS. Nông Ngọc Thảo                     

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0963288870
Liên hệ