Các tổn thương mô cứng được chia thành 4 nhóm. Ở phần trước các Bác sĩ đã cùng tìm hiểu về mòn răng và mài mòn. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu về các tổn thương mô cứng do mài mòn hóa học và tiêu cổ răng.
3. Mài mòn hóa học
Là quá trình mòn răng bệnh lý do các hóa chất mà không có sự tác động của vi khuẩn.
Cơ chế
Do các chất hóa học có độ pH thấp làm tan các tinh thể hydroxyapatie.
Nguyên nhân
Hội chứng trào ngược dạ dày – thực quản, nôn do boulimie (ăn vặt quá độ, chứng háu ăn). Góp phần làm mòn cổ răng ở phía lưỡi của khối răng cửa, răng nanh.
Yếu tố nghề nghiệp: Làm ắc quy, tiếp xúc nhiều với khí gas và axit.
Chế độ ăn: Thức ăn, nước uống chứa nhiều axit (các loại nước uống có gas).
Nhóm không rõ nguyên nhân: Chất lượng nước bọt cũng là nguyên nhân gay mòn hóa học ở nhóm này. Lượng axit citric và mucin trong nước bọt tăng. Vừa là nguyên nhân gây mòn răng vừa là nguyên nhân cản trở sự khoáng hóa mô cứng. Do các thành phần này gây kết tủa các chất khoáng trong nước bọt.
Các yếu tố làm trầm trọng: Mở thông ruột.
Đặc điểm tổn thương
Tổn thương mòn hóa học thường lan rộng và ít có giới hạn. Vị trí tổn thương nằm ở các răng gần nhau. Nơi có axit phá hủy mạnh nhất. Tổn thương có thể xảy ra ở tất cả các mặt răng.
Trong hội chứng trào ngược: Mặt mòn chủ yếu là mặt trong răng cửa trên. Mòn do hơi axit chì, thường thấy ở mặt ngoài răng đối với công nhân sản xuất ắc quy.
Tổn thương mòn hóa học làm bề mặt men trở nên trong suốt. Các tổn thương lộ ngà cũng có khả năng tạo hình lõm đáy chén. Với vành men trong suốt ở chu vi.
Hiện tượng mòn hóa học. Thường gây ra mòn thứ phát gây hiện tượng hủy khoáng men răng và ngà răng.
Chẩn đoán
Căn cứ vào các yếu tố:
- Hỏi bệnh: Hỏi các yếu tố bệnh căn.
- Đặc điểm tổn thương: Hình dạng tổn thương, tổn thương nhiều răng liền nhau.
Dự phòng và hướng điều trị
Dự phòng:
- Hạn chế ăn nhiều đồ ăn, nước uống có tính axit.
- Sử dụng thiết bị bảo hộ lao động với người làm việc trong môi trường axit.
- Điều trị bệnh nội khoa gây ảnh hưởng tới răng.
Hướng điều trị:
- Sử dụng các sản phẩm chống nhạy cảm ngà.
- Trám composite, onlay – inlay.
4. Tiêu cổ răng
Là tổn thương mô cứng trên bề mặt cổ răng. Trong quá trình răng chịu lực uốn.
Nguyên nhân
Do răng xoay trục hoặc cản trở cắn sang bên. (Điểm chạm sớm hoặc nghiến răng cũng có thể là nguyên nhân của hiện tượng này).
Các răng này phải chịu lực uốn tại đúng đường ranh giới cement – ngà. Ngang mức với mào xương ổ răng. Các trụ men sẽ bị gãy vỡ để lộ khung đệm hữu cơ. Dưới tác động cơ học của chải răng. Khung hữu cơ sẽ bị tổn thương, cản trở quá trình tái khoáng. Hiện tượng này xảy ra trong suốt quá trình răng chịu lực nhai. Khi hàm dưới thực hiện hoạt động chức năng, tạo nên tổn thương lõm hình chêm. tiến triển đơn độc ở một răng.
Đặc điểm tổn thương
Tổn thương lõm hình chêm ở cổ răng, tại đường ranh giới cement – ngà trên một răng đơn độc.
Răng bị tổn thương là răng xoay trục. Hoặc răng có cản trở cắn bên không làm việc, khi đưa hàm sang bên.
Chẩn đoán
Dựa vào đặc điểm tổn thương
Dự phòng và cách điều trị
Dự phòng:
- Loại bỏ các điểm chạm sớm, chạm quá mức.
- Điều chỉnh các răng lệch trục, xoay trục.
Điều trị: trám răng bằng composite có độ đàn hồi cao
Nguồn tham khảo: Tài liệu của Viện đào tạo răng-hàm-mặt – Trường Đại học Y Hà Nội