Răng vĩnh viễn chưa đóng cuống tổn thương tủy

1. Nguyên nhân và cơ chế tổn thương tủy răng

1.1. Do chấn thương

Tỷ lệ chấn thương răng vào khoảng 6 – 34%. Ở trẻ em 8 – 15 tuổi. Thường gặp ở vùng răng trước, trẻ trai có tỉ lệ chấn thương cao hơn trẻ gái.

Các loại chấn thương hay gặp như:

  • Gãy thân răng hoặc thân, chân răng có hở tủy hoặc không.
  • Răng bị trồi, lún, trật khớp. Răng rơi ra ngoài.

Tỷ lệ răng chưa đóng cuống bị hoại tử tủy thay đổi theo nguyên nhân:

  • Chỉ có chấn động răng: 0%
  • Trật khớp nhẹ: 0%
  • Trật khớp sang bên và trồi răng: 9%
  • Lún răng: 37,5%
  • Răng rơi ra ngoài: 100%

1.2 Do bất thường cấu trúc răng

Răng có núm phụ

Do sự tăng sinh bất thường. Gấp nếp và lộn ra ngoài của một phần lớp nội bì men. Và lớp tế bào trung mô ngoài cùng của nhú răng. Ở giai đoạn hình chuông. Thường gặp ở chính giữa mặt nhai răng hàm nhỏ.

Do núm phụ nhô cao. Khi chạm khớp với răng đối diện. Sẽ bị chạm sớm tại đỉnh núm. Bị mòn nhanh, gây lộ ngà và có thể hở tủy.

Răng trong răng

Do sự di lộn của lớp biểu mô men vào bên trong nhú răng ở giai đoạn hình chuông. Thường gặp ở răng cửa bên hàm trên

1.3. Do sâu răng

Sâu răng ở trẻ em thường gặp ở răng hàm. Và có nhiều thuận lợi do:

  • Kiểm soát mảng bám không tốt.
  • Chế độ ăn không hợp lý.
  • Men ngà chưa trưởng thành và ngấm khoáng đầy đủ.
  • Hố rãnh phức tạp, khấp khểnh.

Tổn thương sâu răng không được điều trị kịp thời. Sẽ dẫn đến viêm tủy, hoại tử tủy.

Tủy răng bị ảnh hưởng bởi vi khuẩn và độc tố vi khuẩn ở trong lỗ sâu.

Những tổn thương sâu răng. Đặc biệt là ở những răng mới mọc có nguy cơ ảnh hưởng đến tủy răng cao.

1.4. Do nguyên nhân khác

– Do nắn chỉnh răng: Lực nắn chỉnh quá mức cũng có thể gây hoại tử tủy hoặc tiêu chân răng.

– Do răng ngầm, khối u gây tiêu các chân răng bên cạnh.

– Do phẫu thuật ảnh hưởng tới cuống răng

– Do các rối loạn di truyền hoặc môi trường. Làm răng ngừng phát triển. Nên cuống răng không đóng kín.

2. Đặc điểm bệnh lý

2.1. Triệu chứng lâm sàng

Hỏi bệnh để biết được có tiền sử chấn thương hay cơn đau tủy không.

Tuy nhiên, nhiều trường hợp không có cơn đau. Hay thoáng qua bệnh nhân không để ý. Chỉ đến khi răng đổi màu, có biến chứng quang cuống mới đi khám.

Các triệu chứng khách quan

– Tổn thương tổ chức cứng

  • Sâu răng
  • Chấn thương

– Bất thường tổ chức cứng

  • Núm phụ
  • Răng trong răng
  • Răng đổi màu
  • Sưng nề lợi hoặc lỗ rò vùng cuống.
  • Lung lay răng
  • Gõ răng đau

2.2. Các thử nghiệm tủy

Đối với các răng chưa đóng cuống. Thì độ tin cậy của các thử nghiệm tủy không cao. Thử nghiệm lạnh được xem là có giá trị hơn cả. Để đánh giá tình trạng của tủy.

Các phương pháp mới như đo độ bão hòa oxy của tủy răng. Sử dụng laser doppler là những phương pháp phù hợp nhất. Đánh giá tình trạng tủy răng đối với các răng bị chấn thương. Răng chưa đóng cuống, do tính chính xác và khách quan.

2.3. Đặc điểm trên phim Xquang

Các tổn thương quanh cuống

Tổn thương gặp ở các răng bị hoại tử tủy. Và có biến chứng viêm quanh cuống là một khối thấu quang. Ranh giới rõ hoặc không. Mật độ có thể không đồng nhất. Lỗ cuống loe, rộng, liên quan với tổn thương. Hoặc biểu hiện có giãn rộng dây chằng quanh răng. Mức độ hình thái tổn thương cũng khác nhau.

Hình dạng tổn thương

– Hình tròn: Hình tròn trung tâm. Hoặc kết hợp 1 hoặc 2 mặt bên.

– Hình bầu dục: Hình bầu dục trung tâm. Hoặc kết hợp 1 hoặc 2 mặt bên.

– Hình liềm: Hình liềm trung tâm. Hoặc kết hợp 1 hoặc 2 mặt bên.

Mô phỏng hình dạng tổn thương

Trạng thái ranh giới tổn thương

– Rõ: Có thể phân biệt rõ nét đường ranh giới xương. Và vùng tổn thương.

– Không rõ: Không phân biệt rõ nét đường ranh giới xương. Và vùng tổn thương.

Mật độ vùng tổn thương

– Đồng nhất: Mật độ thấu quang là một vùng sáng không thấy rõ cấu trúc xương.

– Không đồng nhất: Là một vùng mờ nhạt lẫn với cấu trúc của xương.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0963288870
Liên hệ