Khám, chẩn đoán và lập kế hoạch điều trị trước khi trám phục hồi là rất quan trọng. Khám ngoài mặt và trong miệng nên được thực hiện một cách có hệ thống. Từng bước và có phương pháp. Nhằm giúp bác sĩ răng hàm mặt giảm tối đa những sơ suất. Trong khi khám và chẩn đoán bệnh.
1. Các phương pháp khám và chẩn đoán
1.1. Dụng cụ khám
– Khay khám, gương, thám trâm, gắp,
– Quần áo bác sĩ, mũ, khẩu trang, găng tay,…
1.2. Cách khám
– Khai thác bệnh sử
– Tiền sử
1.3. Khám
Khám toàn thân – Bệnh toàn thân
– Bệnh nhân có mệt mỏi, sốt cao?
– Có hạch?
– Bệnh toàn thân liên quan: Tim mạch. Nội tiết. Bệnh máu, bệnh truyền nhiễm, bệnh động kinh. Dị ứng, bệnh nội khoa, ngoại khoa,…
Khám chuyên khoa
– Khám ngoài mặt:
- Quan sát mặt bệnh nhân có cân đối 2 bên không? Có bị sưng hay biến dạng không?
- Rãnh mũi má
- Có lỗ dò ra ngoài không?
- Phản ứng hạch vùng
- Khớp thái dương, hàm.
– Khám trong miệng:
Quan sát
- Mô mềm: Kéo nhẹ môi, má để quan sát lưỡi, khẩu cái và cổ họng.
- Tình trạng vệ sinh răng miệng.
- Mô cứng: Màu răng, tổn thương sâu răng, nứt vỡ răng,…
Khám
- Há ngậm miệng: Bình thường độ há miệng khoảng 4 -5 cm.
- Xác định khớp cắn trung tâm
- Khám tổ chức cứng của răng: Đôi với bệnh nhân khám định kỳ thì khám tuần tự từ cung I đến cung IV. Nếu bệnh nhân khám vì đau răng thì ưu tiên khám răng đau trước. Sau đó khám tiếp tục từ cung I đến IV.
- Khám từng răng một để phát hiện: Sâu răng, rạn răng, núm phụ, thiểu sản men răng,…
Sờ
- Có thể phát hiện sớm những tổn thương đang hình thành nơi chóp gốc răng.
- Phương án sờ nắn trong và ngoài miệng giúp bác sĩ xác định được độ lan rộng của tổn thương.
Gõ răng
- Cho biết có hiện tượng viêm khớp, viêm vùng dây chằng, viên quanh chóp hay không?
- Gõ dọc: Song song hay trùng với trục của răng.
- Gõ ngang: Vuông góc với trục của răng.
- Gõ phân ly: Gõ trên đỉnh núm răng (khi nghi ngờ có nứt, rạn răng).
Lung lay răng
- Dùng ngón trỏ và ngón cái hoặc dùng 2 đầu cán của dụng cụ hoặc dùng kẹp. Kẹp vào mặt trong và mặt ngoài của răng. Đẩy răng vào phía trong và ra phía ngoài. Nhờ đó, có thể đánh giá được mức độ lung lay của răng trong xương ổ theo chiều ngang. Ấn răng lúc vào trong xương ổ cho biết độ lung lay theo chiều đứng,
- Độ lung lay răng được chia làm 3 độ.
Thử nghiệm tủy răng
- Cách ly răng
- Làm khô răng
- Thử từ răng lành cách ít nhất 2 răng.
- Các lần thử tủy phải cách nhau 10 phút.
2. Kế hoạch điều trị
Kế hoạch điều trị phải dựa vào:
2.1. Chỉ định
– Tất cả các răng với bệnh lý tủy răng, cuống răng.
– Chấn thương răng. Nứt, vỡ răng.
– Tổn thương giữa nha chu và nội nha.
– Những răng đã được điều trị nhưng thất bại.
2.2. Chống chỉ định
– Điều kiện y tế không cho phép.
– Bệnh nhân bị hạn chế há miệng, không xâm nhập được.
– Răng miệng quá mất vệ sinh.
– Bệnh nhân có vấn đề về thể chất và tâm thần.
– Thái độ hợp tác của bệnh nhân.
Nguồn tham khảo: Tài liệu của Viện đào tạo răng-hàm-mặt – Trường Đại học Y Hà Nội