Trong phẫu thuật tái tạo mô nha chu, kết quả mà các bác sĩ lâm sàng muốn đạt được là bám dính liên kết, bám dính chức năng. Một bám dính có sự tái tạo mô là một bám dính bền vững. Để đạt được kết quả đó, phải ngăn chặn hiệu quả sự tiếp xúc sớm của biểu mô vào bề mặt chân răng.
1. Cơ sở lý thuyết của phẫu thuật tái tạo mô.
Mô xương.
Thực nghiệm phẫu thuật tái tạo mô trên khỉ và quan sát lâm sàng sau 3 tháng:
- Có sự bám dính liên kết trong phần chóp. Nơi còn sót lại dây chằng nha chu.
- Có sự dính khớp hoặc sự tiêu ngót ở phần chân răng lộ do bệnh lý, đã được làm sạch.
Kết luận: Xương không có khuynh hướng tạo được sự bám dính liên kết.
Mô liên kết.
Thực nghiệm tương tự như trên. Nhưng răng được đặt nằm ngang sao cho một nửa chân răng tiếp xúc với xương và phần còn lại tiếp xúc với vạt.
Quan sát dưới kính hiển vi cho thấy. Có sự tiêu ngót chân răng ở phía mặt tiếp xúc với mô liên kết .
Kết luận: Mô liên kết không có khả năng tạo ra bám dính liên kết mới.
Dây chằng nha chu.
Các chân răng bị lộ do quá trình bệnh lý được xử lý làm sạch. Nhưng không được cắm chuyển mà để nguyên tại chỗ và được phủ kín bằng vạt.
Quan sát có sự bám dính liên kết mới về phái chân răng. Nơi phần chóp của dây chằng nha chu không bị hư hại.
Sự di chuyển của biểu mô. Can thiệp vào sự xâm nhập của các tế bào dây chằng nha chu di chuyển đến bề mặt gốc răng.
Kết luận: dây chằng nha chu có khả năng thành lập một bám dính liên kết.
Cơ sở lý thuyết
Từ những thực nghiệm có thể đưa ra cơ sở lý thuyết của phẫu thuật tái tạo mô:
- Cô lập các nguồn tế bào từ các mô không có khả năng tái tạo mô nha chu. Không cho các nguồn tế bào này tiếp xúc trực tiếp với bề mặt gốc răng. Để gây các hiện tượng kể trên.
- Tạo được khoảng trống để chứa cục máu đông. Là khởi đầu thuận lợi cho nguồn tế bào từ dây chằng nha chu đến tiếp xúc với bề mặt gốc răng.
2. Tái tạo mô có hướng dẫn (RTG)
Nguyên tắc sinh học trong RTG
- Tương hợp sinh học của bề mặt gốc răng.
- Đính chặt cục máu đông.
- Ngăn chặn được các tế bào xâm nhập từ ngoài.
- Kích dẫn tế bào.
- Duy trì khoảng trống.
Chọn màng.
Đặc tính chung của màng:
- Tương hợp sinh học.
- Vô trùng tuyệt đối.
- Tạo được khoảng trống.
- Thẩm thấu được dưỡng chất và dịch chất.
- Ổn định suốt thời gian lành thương.
- Đề kháng được nhiễm khuẩn nếu bị lộ.
- Dễ dàng thao tác.
Chỉ định
Các sang thương dưới xương.
3. Ứng dụng kỹ thuật RTG và ROG
– Phẫu thuật niêm mạc – nướu: Điều trị trụt nướu ở một hay nhiều răng.
– Tái tạo xương sống hàm (RTG +GO = ROG)
– Duy trì xương ổ sau nhổ răng.
– Điều trị viêm quanh Implant.
– Nâng xoang (kín và hở)
4. Đánh giá kết quả.
Đánh giá kết quả bằng các kỹ thuật:
- Thăm dò lâm sàng.
- Phim tia X.
- Tái phẫu thuật.
- Quan sát mô học.
Thông tin trong bài viết có tham khảo từ những thực nghiệm lâm sàng của các nhà nghiên cứu Karring, Nyman,… vào năm 1980.
Gmail:
Workshop: