Nướu là gì? Cấu trúc của mô nướu

Nướu đóng một vai trò quan trọng đối với hệ thống răng miệng. Nó không chỉ che phủ, tạo thẩm mỹ cho vùng miệng. Mà còn đóng vai trò bảo vệ, ngăn cản sự xâm nhập của vi khuẩn.

1. Nướu là gì?

Nướu răng là một phần của lớp mô mềm trong miệng, bao quanh và bịt kín răng. Phần lớn mô nướu được gắn chắc chắn vào khung xương bên dưới. Giúp chúng chống lại sự ma sát của thức ăn. Nướu khỏe mạnh thường có màu hồng san hô, nhưng có thể chứa sắc tố melamin.

Nuou-la-gi?
Nướu là gì?

2. Các vùng của mô nướu

Nướu rời

Hay còn gọi là nướu tự do có thể trạng săn chắc. Bao quanh răng, bao gồm cả gai nướu.

Nướu rời được giới hạn từ viền nướu đến rãnh nướu. Nó là phần bao quanh cổ răng, không bám trực tiếp vào cổ răng, tạo thành vách mềm của khe nướu. Trên một răng mọc hoàn toàn, đường viền nướu bao phủ men răng. Cách cổ răng khoảng 0,5 – 2mm và uốn cong theo đường nối men răng – xê măng.

Nướu dính

Được xác định là phần nướu từ rãnh nướu rời đến đường tiếp hợp nướu – niêm mạc xương ổ. Bề mặt của nướu dính có những hạt lấm tấm da cam, được coi là nướu khỏe mạnh.

Nướu dính là loại niêm mạc dính chặt vào xương ổ bên dưới và vào xê măng nhờ các bó sợi trong mô liên kết.

Ở mặt ngoài, mặt trong hàm dưới và mặt ngoài hàm trên có nướu dính. Mặt trong hàm trên không có nướu dính vì niêm mạc khẩu cái cứng kéo dài đến nướu rời và là niêm mạc có mức độ sừng hóa cao nhất so với tất cả các vị trí của niêm mạc miệng.

Chiều cao của nướu dính thay đổi từ 1 – 9mm và có khuynh hướng tăng theo tuổi. Nướu dính có chiều cao lớn nhất ở vùng răng cửa. Giảm dần ở vùng răng nanh và các răng sau.

Cau-truc-nuou
Cấu trúc nướu

Đường nối nướu niêm mạc

Là một đường cong hình vỏ sò phân chia nướu sừng hóa và niêm mạc ổ răng. Có thể dễ dàng xác định theo 3 cách:

  • Cơ năng: Kéo môi hoặc má bằng tay thấy niêm mạc ổ răng có thể bị kéo lên khỏi bề mặt xương ổ răng.
  • Giải phẫu: Niêm mạc xương ổ có màu đỏ sậm hơn và bề mặt không có vẻ lấm tấm da cam.
  • Hóa mô niêm mạc xương ổ nhuộm màu dung dịch lodine Schiller.

Rãnh nướu

Là một đường lõm nông trên bề mặt nướu, ngăn cách nướu tự do và nướu dính. Vị trí của rãnh thường tương ứng với vị trí của nền khe nướu. Rãnh nướu chỉ xuất hiện ở 30 – 40% người trưởng thành.

Khe nướu

Khoảng giới hạn giữa răng và nướu tự do, có đáy là biểu mô kết nối.Khe nướu lành mạnh thường không vượt quá độ sâu 3mm. Độ sâu khe nướu đo bằng máy đo bỏ túi có thể khác với độ sâu được quan sát trên các mẫu mô học.

Nướu sừng hóa

Là dải nướu trải dài từ bờ viền nướu đến đường tiếp nối nướu – niêm mạc. Như vậy, nướu sừng hóa bao gồm nướu rời và nướu dính. Chiều cao của nướu sừng hóa thayd dổi từ dưới 1mm đến 9mm.

Gai nướu

Là phần nướu giữa các răng kế cận nhau và lấp đầy khoảng trống giữa các răng này. Mỗi khoảng trống giữa 2 răng kế cận, bên dưới tiếp điểm của 2 răng này có hai gai nướu: gai nướu ngoài và gai nướu trong. Chúng được nối liền nhau bằng yên nướu cong lõm theo chiều ngoài trong.

Gai-nuou
Gai nướu

Lõm nướu giữa các răng

Là các rãnh dọc, song song với trục dài của các răng kế cận, nằm giữa các răng trong vùng nướu dính.

Nướu đóng vai trò quan trọng trong hệ thống răng miệng. Nó không chỉ che phủ, tạo thẩm mỹ cho vùng miệng mà còn đóng vai trò bảo vệ, ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn. Hiểu được cấu tạo, cơ chế bảo vệ và tái tạo mô nướu giúp chúng ta phục hồi nướu trong những trường hợp bị tổn thương.

3. Hình ảnh vi thể nướu (mô học)

Biểu mô bao phủ nướu viền gồm (nướu rời) gồm 3 loại:

  • Biểu mô miệng là loại biểu mô che phủ miệng (4 lớp tế bào).
  • Biểu mô khe nướu là loại biểu mô đối diện với mô răng, nhưng không bám dính vào răng không sừng hóa (3 lớp tế bào).
  • Biểu mô kết nối là loại kết dính nướu vào bề mặt răng (không sừng hóa, chỉ có 2 lớp tế bào).
Vi thể nướu

4. Khoảng sinh học

Là khoảng cách từ đáy khe nướu đến đỉnh xương ổ ở mỗi răng.

Khi thực hiện các phục hồi phải tuyệt đối tôn trọng khoảng sinh học. Bởi khi vi phạm khoảng sinh học sẽ:

  • Mở đường xâm nhập cho vi khuẩn.
  • Làm mất đi tính chải rửa tự nhiên của dịch nướu.
  • làm giảm chiều cao khoảng sinh học gây ra hệ quả nướu sẽ không giữ được tình trạng sinh lý.

5. Nướu lành mạnh

Đặc điểm của nướu lành mạnh

  • Màu sắc: Thường có màu hồng nhạt. Có thể thay đổi tùy thuộc sắc tố, mật độ và lưu lượng tuần hoàn ngang qua mô.
  • Bề mặt: Lấm tấm da cam khi thổi khô.
  • Hình dạng: Phụ thuộc hình dạng và độ rộng vùng kẽ răng. Hay hình dạng, ví trí răng trên cung răng. Viền nướu mỏng, áp sát vào răng. Đỉnh gai nướu ở gần nhất về bờ cắn hay mặt nhai.
  • Độ bền chắc: Nướu phải săn chắc, đàn hồi và bám chặt vào các mô cứng bên dưới.
  • Khe nướu: Có độ sâu thay đỏi từ 1-3mm, không chảy máu, dòng dịch nướu bình thường.

Các trường hợp bệnh về nướu thường gặp

  • Đen nướu răng.
  • Nướu răng bị đỏ
  • Nướu trẻ sơ sinh có màu trắng.
  • Tụt nướu răng
  • Tụt lợi chân răng

6. Niêm mạc xương ổ và thắng.

Niêm mạc xương ổ

Là phần tiếp nối với nướu sừng hóa về phía chop sau đường nối nướu – niêm mạc. Màu đỏ hơn nướu dính, bề mặt bóng láng. Tương đối di động hơn so với nền bên dưới.

Niêm mạc xương ổ và thắng

Thắng

Được miêu tả như một nếp gấp của niêm mạc, chạy từ môi đến niêm mạc xương ổ. Thường lấy thắng môi trên để làm mẫu mô tả và áp dụng cho cả thắng môi dưới và thắng má.

 

Tất cả các thông tin cung cấp trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Mọi ý kiến góp ý/ tư vấn/ thảo luận về chuyên môn xin vui lòng gửi về Gmail:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0963288870
Liên hệ