1. Đại cương
Nang vùng hàm mặt rất phổ biến, có thể gây viêm mạn tính.
Là u giả lành tính. Phát triển chậm làm dồn ép mô bên cạnh.
Là xoang bệnh lý chứa dịch lỏng và lót bởi lớp biểu mô.
Dịch chứa trong nang mỏng hay sền sệt. Do tế bào mô bì hoại tử. Hoặc do sự phân tiết của tế bào bọc nang.
2. Phân loại nang
2.1. Nang do răng
Do phát triển các loại nang:
– Nang thân răng, nang mọc răng.
– Nang răng sừng.
– Nang nướu.
– Nang bên răng.
– Nang răng tuyến.
Do viêm nhiễm:
– Nang chân răng.
– Nang bên răng.
– Nang lưu sót
Do tân sinh:
– U nguyên bào men thể nang.
– U răng canxi hóa.
2.2. Nang không do răng
Nang ống mũi – khẩu cái
Nang mũi môi
Nang phần mềm
– Nang vùi:
- Nang nướu.
- Nang lâm ba biểu bì.
– Nang tăng trưởng:
- Nang ống giáp lưỡi.
- Nang khe mang.
- Nang dạng bì.
– Nang nghẽn:
- Nang niêm dịch.
- Nang nhái.
2.3. Nang xương
– Nang giả.
– Nang xương đơn độc.
– Nang xương tự phát.
– Nang ở xương hàm.
– Nang phình mạch.
3. Dấu hiệu đặc trưng nang xương hàm
Nang thường gặp ở xương hàm nhiều hơn các xương khác. Do kích thích các biểu mô răng còn sót lại.
Nang xương hàm phát triển chậm, dồn ép các mô bên cạnh.
Xem như là một bọc bên trong. Được lát bằng mô bì bên ngoài là mô liên kết.
Không có triệu chứng trừ khi có bội nhiễm. Nên thường chỉ phát hiện khi chụp X-quang.
Nang chứa chất lỏng sền sệt. Do sự phân tiết của tế bào bao bọc nang. Hay các tế bào mô bì hoại tử.
4. Các giai đoạn lâm sàng
– Giai đoạn tiềm ẩn, chưa có dấu hiệu rõ rệt. Phát hiện tình cờ nếu nhiễm trùng thứ cấp.
– Giai đoạn 2 biến dạng xương hàm:
- Hàm nổi phồng bề mặt xương, làm tiêu xương.
- Bệnh nhân cảm thấy nặng, đau nếu có nhiễm trùng.
– Giai đoạn 3: Giai đoạn phá vỡ xương hàm
- Giai đoạn này nhanh hay chậm tùy vị trí nang.
- Xương phía ngoài tiêu hủy nên nang mỏng dần. Nằm ngay dưới niêm mạc.
- Sờ có cảm giác lùng nhùng.
– Giai đoạn 4: Tạo đường dò gây biến chứng
- Niêm mạc phủ nang mỏng dần rồi vỡ ra.
- Tạo đường dò ngoài da hay trong niêm mạc.
- Dễ nhiễm trùng nang
Nguồn: Ths. Lê Thị Lợi