Hiểu được cấu trúc của răng và các mô nâng đỡ. Sẽ giúp các bác sĩ có cái nhìn tổng quan về răng. Cũng như những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sức khỏe răng miệng.
1. Men răng
Đây là một lớp rất cứng bao phủ bên ngoài răng. Lớp men dày khoảng 1 -2 mm. Mịn, màu nhạt, hơi trong và là mô cứng nhất trên cơ thể. Men răng góp phần tạo nên màu răng và là thành phần chịu lực quan trọng trong chức năng ăn nhai.
2. Ngà răng
Là lớp cứng, dày, nằm dưới lớp men răng. Là thành phần chủ yếu tạo nên hình dáng của răng. trong ngà răng có rất nhiều ống ngà nhỏ chứa tế bào ngà. Tạo cảm giác cho răng khi ăn các đồ gây kích thích như nóng, lạnh, ngọt,…
3. Tủy răng
Là phần trung tâm của răng và là một mô sống. Bởi nó chứa các mạch máu nuôi răng và dây thần kinh cảm giác cho răng. Tủy răng gồm có hai phần: tủy thân răng (buồng tủy) và tủy chân răng.
4. Chóp chân răng
Là phần cuối cùng của chân răng. Nơi các mạch máu và dây thần kinh từ xương xung quanh chóp đi vào và thoát ra khỏi tủy răng. Đây là sự phát triển hoàn chỉnh cuối cùng của một chiếc răng. Đây cũng là nơi hiễm trùng đầu tiên khi răng bị tổn thương. Tạo thành áp xe vùng chóp.
5. Hố rãnh
Là những vùng hố rãnh có hình chữ V trên bề mặt nhai của răng. Đặc biệt là các răng sau. Vùng rãnh tạo sự ăn khớp tốt giữa 2 hàm, giúp tăng hiệu quả ăn nhai. Nhưng đây cũng là nơi dễ bị lưu lại thức ăn gây sâu răng.
6. Xương
Chân răng nằm trong xương hàm và được gắn vào xương bằng hệ thống dây chằng nha chu.
7. Dây chằng nha chu
Chịu trách nhiệm giữ răng ở đúng vị trí trong xương. Dây chằng nha chu được tạo thành từ nhiều sợi nhỏ đan xem nhau. Đi từ răng đến vùng xương ổ răng xung quanh chân răng. Vùng dây chằng nha chu này có nguy cơ bị phá hủy trong các bệnh nha chu. Dẫn đến tiêu xương, lung lay răng.
8. Nướu
Là mô mềm bao quanh xương ổ răng. Nướu khỏe mạnh có màu hồng cam, săn chắc. Khi bị viêm, nướu sẽ có màu đỏ, bở, dễ chảy máu khi đánh răng.