1. Phôi thai học răng và vùng quanh răng
Sự hình thành răng là một quá trình liên tục: Lá răng – Nụ răng – Mũ răng – Hình thành ngà và men (hình chuông) – Hình thành thân răng – Hình thành chân răng – Hình thành cuống răng.
Ở giai đoạn hình chuông. Có thể gặp các bất thường cấu trúc răng. Gây ra tình trạng hoại tử tủy khi cuống răng chưa đóng: Răng có núm phụ, răng trong răng.
Sự hình thành chân răng
Bắt đầu khi men răng và ngà răng tiến tới đường nối men – cement. Nội bì và ngoại bì men kết hợp với nhau tạo thành biểu mô Hertwig bao quanh chân răng. Giúp hình thành chân và ngà răng tiên phát.
Bao Hertwig đóng vai trò quyết định hình thành. Định hình số lượng, kích thước, hình thái cho chân răng. Là nguồn cung cấp các tế bào gốc. Có thể biệt hóa thành các tế bào khác nhau để hình thành tổ chức cứng.
Nếu bao Hertwig bị phá hủy hoàn toàn thì chân răng sẽ ngừng phát triển.
Phôi thai học vùng quanh răng
Tổ chức quanh răng bắt nguồn từ túi quanh răng. Biệt hóa thành tạo xê măng bào và tạo xơ bào. Xê măng lắng đọng lên bề mặt chân răng và các sợi dây chằng. Một đầu bám vào lớp cement. Một đầu bám xương ổ răng. Do tạo cốt bào biệt hóa thành.
Thành phần tế bào của tổ chức quanh răng gồm: Nguyên bào sợi, tế bào tiền sinh xê măng và tiền sinh xương. Các nguyên bào sinh xương. Nguyên bào tạo xê măng. Hủy cốt bào. Các tế bào biểu mô thoái hóa. Bạch cầu. Các tế bào trung mô chưa biệt hóa.
2. Giải phẫu răng và vùng quanh răng trưởng thành
Đặc điểm giải phẫu
Men răng phủ mặt ngoài ngà thân răng. Có tỉ lệ chất vô cơ cao nhất (96%). Ở những răng chưa đóng cuống. Men răng chưa trưởng thành hoàn toàn. Tổ chức nâng đỡ cho men: Ngà răng, chân răng vẫn còn mỏng ngắn. Men răng dễ bị gãy, nứt vỡ.
Ngà răng kém cứng hơn men. Chứa tỷ lệ chất vô cơ thấp hơn (75%). Ngà răng ngày càng dày về phía hốc tủy răng, làm hẹp dần ống tủy.
Tủy răng là mô liên kết mềm. Nằm trong hốc tủy. Gồm tủy chân và tủy thân, nguyên bào ngà nằm sát vách hốc tủy.
Giải phẫu vùng quanh răng
Vùng quanh răng là vùng nâng đỡ răng. Bao gồm lợi, dây chằng quanh răng, xương răng và xương ổ răng. Ở những răng chưa đóng cuống bị tiêu xương ổ răng nhiều. Kết hợp với sang chấn răng. Thì khả năng phục hồi khó và chậm hơn. Cần thời gian điều trị dài hơn.
3. Các giai đoạn hình thành răng vĩnh viễn
Giai đoạn 1: Lỗ cuống phân kỳ, chiều dài chân răng ngắn hơn 1/2.
Giai đoạn 2: Lỗ cuống răng phân kỳ, chiều dài chân răng bằng 1/2
Giai đoạn 3: Lỗ cuống phân kỳ, chiều dài chân răng bằng 2/3
Giai đoạn 4: Lỗ cuống rộng, chiều dài gần bằng chân răng hoàn thiện.
Giai đoạn 5: Răng đã đóng cuống và chân răng phát triển hoàn thiện.
Chuyển từ răng sữa sang răng vĩnh viễn
(Nguồn tham khảo: Luận án Tiến sĩ Y học – Đào Thị Hằng Nga)