Sâu răng là bệnh lý của mô cứng răng. Với đặc điểm là mất khoáng. Mất dần các chất vô cơ và hữu cơ trong mô cứng của răng. Hình thành các lỗ sâu răng không thể phục hồi được.
1. Sâu men răng
1.1. Sâu mặt nhẵn
Đại thể: Tổn thương ở mặt nhẵn có dạng hình nón. Đáy quay về phía mặt răng. Đỉnh về phía đường ranh giới men – ngà.
Vi thể: Từ trong ra ngoài có 4 lớp. Do mức độ hủy khoáng mỗi vùng khác nhau. Làm cho tính chất quang học khác nhau.
- Vùng trong mờ: Các lỗ trên men răng chiếm khoảng 1% thể tích men. Nhiều hơn 10 lần so với men lành.
- Vùng tối: Số lượng lỗ chiếm 2 – 4% thể tích men.
- Vùng trung tâm: số lượng lỗ chiếm 5 – 25% thể tích men.
- Vùng bề mặt: Ít có sự thay đổi ở các tổn thương sớm. Chỉ có sự thay đổi về thành phần men ở các lớp sâu.
1.2. Sâu men vùng hố rãnh
Không bắt đầu từ đáy mà từ thành các hố rãnh như một vòng nhẫn. Mô bệnh học cũng giống như tổn thương sâu răng ở mặt nhẵn. Khi tổn thương lan rộng về phía ngà. Theo hướng song song với trụ men. Thì sẽ hợp nhất ở đáy rãnh, tạo ra tổn thương hình nón. Nhưng đáy nón lại quay về đường ranh giới men – ngà. Chứ không quay về phía mặt răng như tổn thương ở mặt nhẵn.
2. Sâu ngà răng
Khi sâu men tiến đến đường ranh giới men – ngà. Sẽ tiếp tục lan sang bên theo đường ranh giới men – ngà. Làm tổn thương số lượng lớn ống ngà. Tổn thương sớm có hình nón hoặc dạng lồi. Đáy quay về phía đường ranh giới men – ngà. Theo tiến triển, về mặt vi thể từ trong ra ngoài (từ phía tủy tính ra) cũng có 4 vùng.
3. Sâu chân răng
Tổn thương bắt đầu ở lớp cement. Khi có sự tiếp xúc của chân răng với môi trường miệng. Thường do hậu quả của bệnh nha chu. Vi khuẩn chính đó là Actinomyces và các chủng vi khuẩn khác như S. mutans và Lactobacillus.
Hình ảnh tổn thương sớm cũng giống như của sâu men sớm. Các tổn thương tiến triển lan rộng, hợp nhất và có thể vòng quanh toàn bộ chu vi chân răng. Khi lớp cement bị phá hủy hoàn toàn. tổn thương tiến triển như sâu ngà đã được mô tả ở trên và hình thành lỗ sâu. Sự xơ cứng ngà có thể làm tổn thương ngừng tiến triển. Bề mặt tổn thương sẽ được bao phủ bởi một lớp tăng khoáng hóa.
Nguồn tham khảo: Tài liệu của Viện đào tạo răng-hàm-mặt – Trường Đại học Y Hà Nội