Liên quan giữa chỉnh nha và nha chu – Phần 1

Hiểu biết các diễn biến ở mô nha chu khi đặt lực chỉnh nha. Là điều không thể thiếu đối với các bác sĩ lâm sàng. Nhất là khi lập kế hoạch điều trị chỉnh nha.

1. Tác dụng của lực chỉnh nha lên mô nha chu

1.1. Mô nha chu lành mạnh

Vài giây sau khi cho lực tác dụng lên răng. Mô nha chu chịu sự chuyển đổi theo hướng di chuyển của răng. Đồng thời tạo ra một tình huống nguy cơ cho mô nha chu. tùy thuộc vào loại hình giải phẫu của mô. Và còn tùy thuộc vào các yếu tố bệnh sinh. Các vi sinh vật liên quan đến bệnh nha chu phá hủy.

Mô nha chu sâu

Hiệu quả của các lực chỉnh nha lên mô nha chu sâu rất khác với lực nhai. Do cường độ và thời gian tác dụng được biết rộng rãi. Bằng sơ đồ có thể phân biệt được tác dụng này do:

  • Cường độ của lực (nhẹ hay mạnh)
  • Chiều hướng tác dụng của lực so với thành xương ổ (lực ép hay lực căng)

Liên quan đến lực ép. Tác dụng của lực thay đổi tùy theo mức độ ép các mạch máu và bạch huyết trong màng. Dây chằng nha chu cũng như độ uốn của xương.

Khi mạch máu bị ép không gây ra tắc mạch. Lực đó được gọi là lực nhẹ. Khi ép dẫn đến tình trạng thiếu máu cục bộ. Một vùng nhỏ hay lớn của dây chằng nha chu thì gọi đó là lực mạnh.

Tác dụng của lực chỉnh nha lên mô nha chu

Mô nha chu nông 

Vị trí đường nối nướu – niêm mạc trở thành bất biến sau khi đã trưởng thành. Kể cả sau khi phẫu thuật cắt nạo chóp. Thì đường giới hạn này cũng trở về vị trí bạn đầu của nó sau vài năm. Điều này có nghĩa là sự di chuyển về phía đường nối nướu – niêm mạc. Sẽ ép nướu và làm giảm chiều cao của nướu.

Sự di chuyển ngược lại sẽ kéo dãn nướu. làm tăng chiều cao nướu. Nhưng thiếu nướu hoàn toàn ở cổ răng thì không thể bù trừ bằng lực chỉnh nha được.

Chuyển hóa của các sợi collagen ở đỉnh xương ổ (các sợi men gốc răng – nướu, sợi ngang đỉnh, sợi vòng). Các sợi nướu có chuyển hóa chậm hơn các sợi dây chằng nha chu. Điều này giải thích tỷ lệ rất lớn tái phát sau chỉnh nha. Do hiện tượng chịu lực căng của các sợi nướu này.

1.2. Mô nha chu bệnh lý

  • Điều trị chỉnh nha có khả năng chuyển từ viêm nướu sang viêm nha chu.
  • Điều trị chỉnh nha cũng có thể làm trầm trọng thêm một bệnh viêm nha chu có sẵn trước đó. Điều này tùy thuộc vào mắc cài (lưu giữ mảng bám), lực sử dụng và hướng di chuyển chỉnh nha (làm lún và xoay răng tác động bệnh lý nhiều hơn làm trồi răng)

1.3. Mô nha chu bị suy giảm

Viêm nha chu gây tiêu xương nặng hay nhẹ. Đã được điều trị ổn định và kiểm soát được nhiễm trùng. Thì có thể áp dụng lực chỉnh nha để điều trị các sai lệch (nguyên phát hoặc thứ phát). Trường hợp này nhất thiết phải áp dụng lực nhẹ.

2. Bệnh lý nha chu do chỉnh nha

2.1. Hệ thống chỉnh nha và sinh thái vùng miệng

Hệ thống khí cụ chỉnh nha như vậy. Tạo thành một yếu tố nguy cơ rõ ràng cho bệnh nha chu. Đây là nguy cơ liên quan đến gia tăng vi khuẩn. Có thể bị kịch phát do tính độc hại tế bào của một số hợp kim dùng chế tác khí cụ chỉnh nha.

2.2. Viêm nướu và chỉnh nha

Đặt các khâu trong khe nướu. Các chất dán và sự lưu giữ vi khuẩn làm cho viêm nướu dễ dàng phát triển. Trong quá trình điều trị chỉnh nha. Những sang thương của bám dính biểu mô do các khâu neo chặn chỉnh nha.

Chỉ số chảy máu thăm dò tăng. Dấu chứng này biến mất sau 3 tháng lấy hệ thống chỉnh nha này ra.

Trong thời gian chỉnh nha trên lâm sàng. Thường thấy có tăng sản nướu, nhất là vùng gai nướu.

Bệnh lý nha chu do chỉnh nha

2.3. Hiện tượng đứt dây chằng nha chu do thun chỉnh nha

Nghiên cứu thực nghiệm ngẫu nhiên bằng cách. Cho trượt thun chỉnh nha trong khe nướu rồi đến màng nha chu thường điều trị. Để đóng kín khe hở đường giữa 2 răng cửa. Hiện tượng này đưa đến trồi 2 răng liên quan vì thun di chuyển dần dần về phía chóp.

2.4. Sự tiêu ngót men gốc răng và tiêu chân răng

Áp dụng lực chỉnh nha không những tạo ra sự chỉnh sửa dây chằng nha chu. Xương ổ răng. Mà cò thường xuyên gây ra những hiện tượng cho men gốc răng. Và ngà chân răng. Thường nhất là nát vụn.

Khi các lực vượt ngưỡng. Thì các hiện tượng này xảy ra ở cấu trúc chân răng do tiêu mặt bên. Và thường gặp nhất là ở chóp chân răng điều trị chỉnh nha.

Những hiện tượng tiêu ngót men gốc răng do nhiều yếu tố: Bệnh toàn thân, tuổi tác, giới tính,…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0963288870
Liên hệ