Kỹ thuật hoàn thiện mối trám

Khi chúng ta trám bất kỳ vật liệu gì. Thì rìa mối trám cũng như bề mặt mối trám nên được làm nhẵn và đánh bóng. Để làm giảm tối đa sự lưu giữ của mảng bám. Và giảm sự mài mòn của vật liệu.

1. Dụng cụ hoàn thiện miếng trám

1.1. Mũi khoan tròn và nhọn

Mũi khoan làm từ thép để dùng cho mối trám amalgam.

Mũi khoan kim cương mịn hoặc carbide tungsten có rãnh, dùng cho mối trám composite.

1.2. Đĩa

Đĩa cứng và đàn hồi có sẵn mức độ nhám khác nhau ở 1 mặt hoặc 2 mặt mài. Đĩa đàn hồi có 1 mặt nhắm thường để đánh bóng composite và các mối trám khác. Chúng có mức độ nhám và kích thước khác nhau.

1.3. Dây mài kẽ

Dây mài kẽ đàn hồi bằng kim loại, nhựa hay vải với mặt mài một bên. Có thể được sử dụng để hoàn thiện mối trám.

Dây mài kẽ kim loại thường được dùng để lấy bỏ phần rìa amalgam dư. Nhưng chúng có thể gây tổn thương cho nhú lợi.

Dây mài kẽ plastic được sử dụng để hoàn thiện mối trám composite khi trám mặt bên.

2. Tạo hình và hoàn thiện mối trám amalgam

Tạo hình và hoàn thiện mối trám Amalgam

– Mối trám Amalgam muốn đánh bóng nên để 24h sau khi trám.

– Kiểm tra kỹ bề mặt mối trám. Vùng nhẵn bóng quá mức chỉ nên dùng mũi khoan thép lướt một lực cực nhẹ trên bề mặt.

– Sau khi dùng mũi khoan hoàn thiện. Là dùng một loạt các mũi mài nhẵn bằng cao su. Mà hình dạng của chúng phù hợp với bề mặt các hố rãnh.

– Hãy cẩn thận để không bị mất bề mặt chất trám đã được tạo hình. Và tránh làm nóng quá Amalgam vì điều này có thể gây tổn thương tủy.

– Bước cuối cùng có thể dùng bàn chải hình cái chén mềm hoặc cao su hình chén. Với bột đánh bóng hạt mịn để đánh bóng lần cuối.

3. Hoàn thiện mối trám composite

Dụng cụ hoàn thiện mối trám composite

– Hệ thống đánh bóng bằng đĩa có 4 mức độ mài mòn khác nhau. Không cần thiết phải bắt đầu với đĩa thô nhất. Nhưng khi kết thúc quy trình nên sử dụng đĩa đánh bóng mịn nhất.

– Sau khi bỏ lá matrix. Phần rìa chất hàn dư nên được lấy bỏ với mũi đuôi chuột. Hoặc mũi tungsten carbide có nhiều lưỡi cắt để hoàn thiện. Dùng với tay khoan siêu tốc có phun nước.

– Dùng mũi khoan kim cương hoàn thiện composite hình quả trám để tạo hình mặt nhai.

– Kiểm tra và điều chỉnh khớp cắn.

– Sử dụng một loạt đĩa đàn hồi, đĩa mài, đĩa cao su hoặc mũi hoàn thiện nhọn để làm nhẵn láng bề mặt mối trám.

– Điểm tiếp xúc được kiểm tra bằng chỉ tơ. Nếu cần thiết, điểm tiếp giáp giữa 2 răng nên được đánh bóng với dây đánh bóng kẽ.

Nguồn tham khảo: Tài liệu của Viện đào tạo răng-hàm-mặt – Trường Đại học Y Hà Nội

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0963288870
Liên hệ