4. Hình thái hốc tủy ở giữa chân răng
Ống tủy ở giữa chân răng thường tạo các màng. Hay eo thông nối – Giữa các ống tủy lân cận nhau.
Tỉ lệ eo thông nối:
- 80% ở chỗ nối 1/3 giữa – 1/3 chóp của chân G R6 HD.
- 30 – 50% ở 5mm vùng chóp – Chân NG R6 HT.
- 52% ở 6mm chóp – RCN HT.
- 15% ở các răng trước.
Các dạng eo thông nối:
- Loại I: Eo bán phần – Không rõ.
- Loại II: Eo toàn phần – Rất rõ, nối 2 ống tủy.
- Loại III: Eo rõ nhưng ngắn.
- Loại IV: Eo bán phần/toàn phần nối từ 3 ống tủy trở lên.
- Loại V: 2 hoặc 3 lỗ ống tủy nhưng không thấy thông nối.
Ống tủy chẻ đôi/ nhập chung:
- Khi 2 ống tủy nhập thành 1. Sẽ có 1 ống tủy đi thẳng đến chóp.
- Khi 1 ống tủy tách làm 2. Ống tủy chính là ống ngoài. Ống tủy chẻ với đường kính rất nhỏ, về phía trong. Bẻ góc 90 độ tạo hốc tủy hình chữ “h”.
5. Hình thái hốc tủy phía chóp răng
Các mốc mô học và mốc giải phẫu ở chóp:
- AC (Apical Constriction): Chỗ thắt chóp.
- AF (Apical Foramen): lỗ mở chóp.
- CDJ (Cement to Dentinal Junction): Chỗ nối xê măng – ngà. Nơi tủy kết thúc và mô nha chu bắt đầu.
- RA (Radiographic Apex): Chóp răng trên phim.
Cị trí lỗ mở chóp AF:
- Lỗ chóp thường mở về phía bên. Cách chóp giải phẫu 0,5 – 3mm.
- Tỉ lệ lỗ chóp mở ở trung tâm chóp răng giải phẫu chỉ khoảng 17 – 46%.
6. Ý nghĩa lâm sàng của ống tủy phụ
Ống tủy phụ là ống tủy nhỏ tách ra từ hốc tủy. Theo hướng ngang, dọc hay phía bên. Và kết thúc ở màng nha chu.
Cơ chế hình thành. Trong giai đoạn tạo răng.
Mạch máu trong ống tủy phụ. Không cung cấp tuần hoàn đủ để tạo dòng máu phụ cho tủy.
Ống tủy phụ lưu thông nhiễm trùng. Chủ yếu từ tủy đến nha chu và ngược lại.
Các ống tủy phụ luôn hiện diện. Số lượng ống tủy phụ không ảnh hưởng đến kết quả điều trị nội nha.
Tỉ lệ ống tủy phụ:
- 74% ở 1/3 chóp.
- 11% ở 1/3 giữa
- 15% ở 1/3 cổ
7. Giới hạn làm việc
Vị trí lỗ chóp có sự đổi hướng theo thời gian. Do sự bồi đắp xê măng.
Có nhiều quan điểm về giới hạn làm việc phía chóp:
- Chỗ nối xê măng – ngà. Là điểm kết thúc trong điều trị nội nha.
- Chỗ thắt chóp là giới hạn làm việc phái chóp. Vì ở đó, vết thương mô nhỏ nhất. Diện tích mô quanh chóp tiếp xúc với dụng cụ. Và vật liệu trám bít là ít nhất. Ít bị kích thích.
- Tỉ lệ răng có lỗ chóp trùng với đầu chóp răng trên phim chỉ 16 – 46%. Rất nhiều răng có lỗ chóp mở sang bên. Khi đó khoảng cách dao động nhiều hơn từ 0,5 – 3mm.
Khoảng cách AC – AF: 0,5 – 1mm. AC và AF là những mốc mô học. Không xác định được trên lâm sàng.
Khoảng cách AC – RA tùy thuộc nhiều yếu tố: Lỗ chóp mở ở trung tâm/ lệch sang bên. Răng người trẻ/cao tuổi. Răng có bệnh lý – tiêu ngót răng.
Chiều dài làm việc
– Là chiều dài tính từ 1 mốc ổn định trên thân răng. Đến điểm dừng ở phía chóp. Các thủ thuật trong ống tủy. Sửa soạn ống tủy. Trám bít ống tủy đều không vượt quá điểm này.
– Điểm dừng phía chóp được xác định dựa vào. Chóp răng trên phim và tình trạng tủy răng trước điều trị.
– Tỉ lệ thành công của điều trị nội nha. Giảm dần theo vị trí điểm dừng: Dừng ở AC là thành công nhất. Tiếp theo là ở AC – 2mm. Và thấp nhất khi vượt quá AC.
– Nếu có tăng sản xê-măng quanh chóp. Vị trí lỗ chóp cách RA khoảng 2mm. Đưa trâm xuống quá có thể gây quá chóp.
Nguồn: Tổng hợp