Hình ảnh vi thể nướu (mô học) – Phần 1

Biểu mô bao phủ nướu viền (nướu rời) gồm 3 loại: Biểu mô miệng là loại biểu mô che phủ miệng (4 lớp tế bào). Biểu mô khe nướu là loại biểu mô đối diện với mô răng. Nhưng không bám dính vào răng không sừng hóa (3 lớp tế bào). Biểu mô kết nối. Là loại kết dính nướu vào bề mặt răng, không sừng hóa (2 lớp tế bào).

1. Biểu mô miệng

Có 4 lớp tế bào:

Lớp tế bào đáy: hình trụ. hoặc hình khối vuông. Nằm tiếp xúc với màng đáy. Lớp này có khả năng phân bào mạnh. Nhờ vào khả năng này biểu mô tái sinh nhanh. Màng đáy là giới hạn giữa biểu mô và mô liên kết bên dưới của nướu. Do lớp tế bào đáy tạo ra chứa nhiều glycoprotein.

Lớp tế bào gai: có từ 10 đến 20 lớp tế bào đa giác tương đối rộng. Ở các góc tế bào, chất kéo dài giống như các gai. Các tế bào này nối với nhau bằng các cầu liên bào ở phần kéo dài của tế bào chất (cặp bán cầu nối).

Lớp tế bào hạt: có các thể hạt đậm đặc keratohyalin và bắt đầu xuất hiện những đám hạt chứa nhiều glycogen. Liên quan đến tổng hợp keratin. Có sự chuyển hóa mạnh mẽ giữa lớp hạt và lớp sừng. Điều này nói lên hiện tượng sừng hóa tế bào chất trong tế bào sừng.

Lớp sừng: Trong lớp này, tế bào chất của các tế bào sừng chứa đầy keratin và mất nhân, Mitochondri, bộ Golgi và lưới nội mạc.

Lớp tế bào đấy được coi như nguồn tế bào tiền tân sinh. Vì khi có 2 tế bào non vừa được phân bào, thì tế bào đáy “cũ” bị đẩy vào lớp gai và tiến dần ra lớp ngoài của biểu mô.

Với một thời gian nhất định nào đó. Số tế bào tân tạo do phân bào của lớp tế bào đáy tương đương với số tế bào bong tróc. ra khỏi bề mặt biểu mô.

Vậy trong điều kiện bình thường, có sự cân bằng giữa số tế bào tân tạo và tế bào bong tróc ra khỏi bề mặt.

Biểu mô miệng

2. Biểu mô kết nối

Các thành phần tế bào của vùng răng nướu hoàn tất các đặc điểm cấu trúc sau cùng. Đồng thời với mọc răng. Biểu mô men giảm bớt được tuần tự thay thế bằng các tế bào biểu mô. Kết nối suốt thời gian mọc răng. Biểu mô kết nối là liên tục của biểu mô khe nướu. Tạo ra bám dính nướu – răng.

Sau khi răng mọc hoàn toàn. Nếu nướu rời được cắt bỏ thì biểu mô kết nối mới sẽ phát triển trong quá trình lành thương. Không thể phân biệt được với biểu mô kết nối trong thời gian mọc răng. Hiện tượng biểu mô kết nối mới có thể phát triển từ các tế bào biểu mô miệng. Dồi dào khả năng biệt hóa thành tế bào biểu mô kết nối.

Biểu mô kết nối dày về phái thân răng (15 – 20 lớp tế bào) và rất mỏng ở phía đường nối men – xê măng.

Giống như biểu mô miệng và biểu mô khe nướu. Biểu mô kết nối lúc nào cũng thay mới từ sự phân bào của lớp đáy. Các tế bào tiến về đáy khe nướu và bong tróc.

Có khác biệt rất rõ ràng giữa biểu mô miệng. Biểu mô khe nướu và biểu mô kết nối.:

  • Các tế bào đáy của biểu mô kết nối không tiếp xúc trực tiếp với men răng. Mà giữa 2 thành phần này có vùng tối và vùng sáng có thể thấy được.
  • Vùng sáng tiếp xúc với các tế bào biểu mô kết nối. Hai vùng này có cấu trúc giống như phiến tối sáng cảu màng đáy giao diện. Giữa mô liên kết và biểu mô nướu.
  • Màng tế bào của các tế bào biểu mô kết nối có các bán thể nối hướng về men răng. Như thế, giao diện biểu mô kết nối với men răng giống như. Giao diện biểu mô – mô liên kết. Chỉ khác ở chỗ không có các sợi neo chặn cột vào phiến tối giữa men răng và biểu mô kết nối.
  • Biểu mô kết nối không những không tiếp xúc với men răng mà thực chất được cột vào bằng những bán thể nối.
Biểu mô kết nối

3. Mô liên kết nướu

Là mô chiếm nhiều nhất của nướu. Khoảng 60% thể tích là các sợi collagen. Khoảng 5% là tế bào tạo sợi, 35% là thể tích gian bào.

Các tế bào trong mô liên kết:

– Tế bào bảo vệ hiện diện ở nướu giống như ở tất cả mô liên kết khác.

– Tế bào Miléoides gồm các monocytes, macrophages, và các leucocytes polymorphonucléaires (PMN) hoặc granulocytes.

– Tế bào Lymphoides gồm có: lymphocytes T, lymphocytes B và plasmocytes, plaquettes, tế bào nội mạc.

– Fibroblastes: Mật độ và số lượng giảm theo tuổi và ở những vùng giảm chức năng. Các Fibroblastes liên quan đến sinh tạo các loại sợi khác nhau trong mô liên kết. Và tổng hợp khung gian bào của mô liên kết.

Các sợi trong mô liên kết:

– Sợi collagen: Chiếm trội hơn trong mô liên kết nướu. Góp phần tạo ra thành phần cơ bản của dây chằng nha chu.

– Sợi lưới (sợi võng)

– Sợi oxytalant

– Sợi elastic (sợi chun)

Sắp xếp các bó sợi nướu:

Sắp xếp các bó sợi nướu

Trong vùng ranh giới giữa nướu rời và nướu dính. Biểu mô thiếu sự nâng đỡ của các bó sợi collagen nên ở đó có thể thấy được rãnh nướu.

Các bó sợi nướu

  • Bó sợi răng-nướu.
  • Bó sợi xương ổ – nướu.
  • Bó sợi liên nướu (nướu-nướu)
  • Bó sợi vòng.
  • Bó sợi răng răng (xuyên vách)
  • Bó sợi liên gai nướu.

Khung ngoại bào mô liên kết

Khung ngoại bào này vốn xuất phát từ những tế bào tạo ợi. Dù rằng có một số thành phần khác được tạo ra từ các dẫn xuất của máu. Nó là môi trường thiết yếu cho các tế bào duy trì được các chức năng của mô.

Chính bên trong môi trường này. Xảy ra chuyển dịch nước, điện giải, chất dinh dưỡng, biến dưỡng,… ra vào tế bào. Thành phần chính của khung ngoại bào là các đại phân tử protein polysaccharic. Những chất phức hợp này được chia ra glycoprotein, proteoglycan.

Các Glycocosaminglycan và proteoglycan đóng vai trò quan trọng trong phân biệt mô lành mạnh hay bệnh lý. Nhờ vào tỷ lệ tiết ra khác nhau chondroitin sulfat (CF) và dermatan sulfat (DF) của 2 trạng thái mô.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0963288870
Liên hệ