Hiệu quả đóng cuống sử dụng MTA trên thế giới

1. Các nghiên cứu thực nghiệm

1.1 Lý do chọn động vật để nghiên cứu thực nghiệm

Để nghiên cứu tác dụng của một loại thuốc. Vật liệu mới trong nha khoa. Thì phương pháp thực nghiệm trên răng người sẽ cho kết quả chính xác nhất. Tuy nhiên, không phù hợp với đạo đức nghiên cứu.

Phương pháp nuôi cấy mô tế bào. Đã khắc phục được các nhược điểm trên. Nhưng lại không thể mô phỏng một cách chính xác. Mối quan hệ giữa răng và các mô quanh răng.

Do đó, mô hình động vật thực nghiệm là lựa chọn hợp lý nhất.

1.2. Một số yêu cầu khi lựa chọn động vật nghiên cứu

Hình thái học và mô học có sự tương đồng với răng người.

Kích thước răng, buồng tủy đủ lớn để sửa soạn ống tủy dễ dàng.

Dễ tiếp cận để sử dụng các công cụ, kỹ thuật có sẵn.

Kích thước và trọng lượng của động vật thí nghiệm. Thuận tiện cho việc tiến hành thí nghiệm và nơi nuôi dưỡng.

Chi phí mua và nuôi dưỡng không nên quá cao.

1.3. Hiệu quả đóng cuống sử dụng MTA trên thực nghiệm

Một loạt các nghiên cứu trên động vật đã chứng tỏ. Khả năng sinh xương và tương hợp sinh học của MTA. Khả năng lành thương quanh cuống. Tốt hơn khi sử dụng MTA để hàn ống tủy các răng cuống mở. HRTCC được hình thành cứng chắc hơn. Che phủ toàn diện cho cuống răng hơn. Răng vững chắc hơn khi so sánh với các vật liệu khác.

Sabahang và cộng sự (1999). So sánh hiệu quả hình thành HRTCC quanh cuống và sự lành thương. Khi điều trị cho răng chó bị viêm quanh cuống. Bằng protein sinh xương-1. Ca(OH)2, và MTA. Kết luận: Sự tạo thành HRTCC ở nhóm MTA là hằng định hơn. Kích thước HRTCC được tạo thành cũng lớn hơn rõ rệt. So với 2 nhóm còn lại. Sự lành thương quanh cuống diễn ra nhanh hơn và ổn định hơn.

Adreasen và cộng sự (2006). So sánh sự đề kháng gãy vỡ của các răng cừu. Sau hàn ống tủy bằng Ca(OH)2 và MTA. Kết luận: Sau 100 ngày, nhóm Ca(OH)2 sức đề kháng gãy vỡ kém hơn hẳn (225 MPa). Khoảng 30% so với nhóm MTA (330 MPa). Và nhóm hàn bằng Ca(OH)2 trong 30 ngày rồi thay thế bằng MTA (326 MPa). Nghiên cứu này còn có ý nghĩa quan trọng. Trong việc lập kế hoạch điều trị. Nhất là những răng viêm quanh cuống.

2. Các nghiên cứu lâm sàng

Nghiên cứu của Giuliani và cộng sự (2002): Sau 1 năm điều trị MTA. Không còn các triệu chứng lâm sàng như sưng đau, lỗ rò. Bớt lung lay, ăn nhai tốt. Trên phim Xquang các hình ảnh thấu quang biến mất. Tuy nhiên hàng rào mô cứng mới hình thành 1 phần.

Bogen và cộng sự (2009): Chứng minh hiệu quả của MTA trong việc kích thích lành thương quanh cuống. Ở cả những trường hợp điều trị lại. Phẫu thuật cắt cuống – hàn ngược. Nội tiêu, răng trong răng. Và trám bít toàn bộ ống tủy. Riêng với trường hợp răng chưa đóng kín cuống hoại tử tủy. Sau khi điều trị nút chặn cuống bằng MTA. Tác giả thấy cuống răng tiếp tục phát triển. Và có hình nón giống như ở một răng bình thường.

Nghiên cứu của Bogen và CS

Mente và cộng sự (2013): Tỷ lệ thành công cao, tới 90%. Tình trạng viêm quanh cuống trước điều trị làm tăng nguy cơ thất bại. Và trình độ nha sĩ ảnh hưởng đến kết quả điều trị. Số lần đặt thuốc không ảnh hưởng. Việc nhồi MTA quá cuống ảnh hưởng không rõ rệt tới kết quả. Như vậy, phương pháp tạo nút chặn cuống thực sự tốt. Tuy nhiên cần tập huấn tốt kỹ thuật khi tiến hành thủ thuật.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0963288870
Liên hệ