Điều trị mòn răng

Loại bỏ các thói quen xấu. Điều trị các bệnh toàn thân gây ảnh hưởng đến răng. Làm giảm các triệu chứng ê buốt. Đồng thời tăng khả năng chống đỡ của men răng với các lực gây mòn.

1. Mòn răng – răng

1.1. Điều trị nguyên nhân

Mòn răng – răng gồm 2 loại: Mòn sinh lý và mòn bệnh lý. Mòn răng bệnh lý thường gặp ở người có tật nghiến răng. Sử dụng máng chống nghiến vừa là biện pháp dự phòng. Vừa kết hợp điều trị.

1.2. Điều trị triệu chứng

Mòn răng là nguyên nhân thường gặp của hội chứng nhạy cảm ngà.

Có 3 nhóm điều trị nhạy cảm ngà:

  • Nhóm có tác động đóng kín ống ngà.
  • Nhóm có tác dụng làm đông dòng chảy trong ống ngà.
  • Nhóm có tác dụng làm tăng ngưỡng kích thích thần kinh.

Các phương pháp điều trị nhạy cảm ngà

– Điều trị tại nhà:

  • Dùng kem đánh răng, nước súc miệng có chất chống nhạy cảm ngà.
  • Không súc miệng ngay sau khi đánh răng. Vì làm hoạt chất bị pha loãng hoặc rửa trôi. Làm giảm tác dụng của kem đánh răng.
  • Ưu điểm khi điều trị tại nhà: Đơn giản, rẻ tiền. Tuy nhiên, hiệu quả giảm nhạy cảm ngà không cao. Chỉ áp dụng cho những trường hợp nhẹ.

– Điều trị tích cực:

  • Điều trị bằng phương pháp hóa học: Hợp chất fluor. Muối Potassium. Hợp chất oxalate. Hợp chất calci photsphate. Các Adhesives và nhựa kết tinh. Các hợp chất chứa glutaraldehyde.
  • Điều trị bằng laser: Laser năng lượng cao. Laser năng lượng thấp.

1.3. Điều trị phục hồi

Phục hình vĩnh viễn

Ở những bệnh nhân mòn răng – răng có mất chiều cao thân răng. Nhưng kích thước dọc không mất. Do xương ổ răng phát triển bù trừ.

Tuy nhiên, trong điều trị vẫn cần khoảng trống để phục hình. Do đó cần cho bệnh nhân mang splint trong vòng 1 – 3 tháng. Và đánh giá khả năng thích nghi cơ khớp.

Sau đó làm phục hình tạm trong vòng 3 tháng trước khi làm phục hình vĩnh viễn. Chú ý khi làm chụp bọc cần hạn chế mài mặt nhai tối đa vì có thể gây hở tủy.

Trong một số trường hợp, có thể phẫu thuật tạo vạt trượt về phía chân răng. Để kéo dài phần thân răng lâm sàng.

2. Mài mòn răng

Mài mòn răng thường do các thói quen xấu. Nên việc đầu tiên trong điều trị là thay đổi thói quen chưa tốt:

  • Chải răng đúng cách
  • Từ bỏ các thói quen cắn móng tay, cắn chỉ, cắn hạt,…
  • Thay đổi chế độ ăn.

Kết hợp với phục hồi lại mô bị mất: Trám răng, chụp bọc răng, inlay, onlay,…

3. Mòn hóa học

Loại trừ nguyên nhân

– Thay đổi chế độ ăn, Loại bỏ thức ăn đồ uống nhiều acid .

– Điều trị các bệnh nội khoa gây mòn răng như hội chứng trào ngược dạ dày.

Điều trị dự phòng

– Fluor chỉ có tác dụng hạn chế trong việc chống lại sự ăn mòn.

– Thay đổi thành phần đồ uống giải khát.

– Thay đổi chế độ ăn uống.

– Không nên đánh răng ngay sau khi uống các nước có gas.

– Tăng cường lưu lượng nước bọt.

– Thay đổi lối sống

Điều trị phục hồi

Phục hồi mất mô cứng bằng composite hoặc veneer. Chụp onlay tùy mức độ và vị trí tổn thương.

Chú ý, không nên dùng GIC vì dễ bị hòa tan bởi acid.

Nguồn tham khảo: Tài liệu của Viện đào tạo răng-hàm-mặt – Trường Đại học Y Hà Nội

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0963288870
Liên hệ