Điều trị nội nha là hoạt động loại bỏ hết các vi khuẩn và mô tủy. Sau đó làm sạch rồi đưa vật liệu bịt kín ống tủy bằng chất hàn sinh học. Ngăn ngừa vi khuẩn tấn công trở lại. Hầu hết các trường hợp điều trị tủy không gây đau. Hoặc đau nhẹ và hết sau vài ngày. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, cơn đau kéo dài. Thậm chí đau nhiều hơn trước khi điều trị. Vậy Nguyên nhân nào dẫn đến đau sau nội nha? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!
1. Chẩn đoán và điều trị sai răng, sót răng
Nguyên nhân này hiếm gặp nhưng cũng có thể xảy ra. Ví dụ trường hợp chấn thương do tai nạn lao động. Tai nạn giao thông đẫn đến nhiều răng bị viêm, chết tủy. Hoặc các răng liền kề có cảm giác đau nhức nhưng thực chất chỉ có 1 răng bị tổn thương,…
Việc điều trị sai răng sẽ không giải quyết được nguyên nhân. Bác sĩ cần phải có kiến thức vững chắc kết hợp cùng thiết bị thăm khám hiện đại mới có thể chẩn đoán và điều trị chính xác. Một trong những bí kíp để không điều trị sai tủy răng là cần chụp X-quang trước khi đưa ra phương án điều trị để đạt kết quả tốt nhất.
2. Sót ống tủy hoặc mô tủy
Nguyên tắc điều trị nội nha là loại bỏ tình trạng viêm nhiễm và hoại tử trong ống tủy. Tuy nhiên, vì một số lý do mà mô tủy không được loại bỏ hoàn toàn:
– Số lượng ống tủy quá nhiều: Mỗi răng có số lượng ống tủy khác nhau. Răng cửa và răng nanh thường chỉ có một ống tủy nên việc vệ sinh khá dễ dàng. Răng cối nhỏ, răng cối lớn có từ 2 đến 5 ống tủy. Nếu nha sĩ không nắm chắc giải phẫu hoặc kỹ năng không tốt, làm ẩu, thiếu quan sát sẽ dẫn tới sót tủy.
Ngoài ra còn có hệ thống ống tủy phụ phong phú. Với kích thước rất nhỏ, khó quan sát bằng mắt. Sót tủy đồng nghĩa với việc đau dai dẳng không ngớt.
– Hình dạng ống tủy phức tạp: Nếu ống tủy thẳng và hơi con thì việc phẫu thuật diễn ra khá dễ dàng. Tuy nhiên, một số trường hợp ống tủy quá cong. Hình chữ S, thậm chí bị biến dạng,… Việc lấy mô tủy đòi hỏi bác sĩ phải hết sức kiên nhẫn.
Bí quyết để không bỏ sót ống tủy là bác sĩ cần phải nắm vững về giải phẫu, kiên nhẫn tìm kiếm. Sử dụng các máy nội nha chuyên dụng có khả năng phát hiện khi đi ra khỏi chân răng. Giúp bác sĩ lấy tủy sạch hơn, chính xác hơn.
3. Không làm sạch hệ thống ống tủy
Khi điều trị nội nha, bác sĩ cần loại bỏ tối đa vi khuẩn bằng các dung dịch chuyên dụng như NaOCl, CHX,… Tuy nhiên, có một số trường hợp mất ống tủy, hình dạng ống tủy khó, ống tủy phụ hoặc không có dụng cụ nội nha hiện đại. thì việc giết sạch vi khuẩn đôi khi không thể triệt để.
Hoặc có thể do bác sĩ sử dụng dung dịch bơm rửa không đúng cách, bơm rửa hời hợt sẽ không thể làm sạch hoàn toàn vi khuẩn. Vi khuẩn trong ống tủy thường kỵ khí. Nên khi bịt ống tủy mà vệ sinh chưa sạch sẽ. Sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển và gây đau.
4. Đưa vi khuẩn hoặc mô hoại tử qua chóp
Trong quá trình điều trị nội nha. Bác sĩ không cẩn thận hoặc quá mạnh tay có thể đẩy vi khuẩn và mô hoại tử từ ống tủy ra bên ngoài chóp chân răng. Vi khuẩn này sẽ phát triển. Gây kích ứng và gây viêm nhiễm ở vùng chóp. Từ đó gây đau, đặc biệt là khi 2 hàm cắn vào nhau.
Hiện nay, có máy đo chiều dài làm việc. Giúp phát hiện kịp thời khi kim ống tủy đi qua chóp chân răng. Vì vậy, rủi ro này gần như không còn, nếu sự hỗ trợ của thiết bị đủ tốt.
5. Trám bít ống tủy thiếu hoặc quá chóp
Sau khi làm sạch và tạo hình ống tủy. Bác sĩ sẽ trám bít lại bằng vật liệu trám chuyên dụng. Trên thực tế, không thể tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn trong ống tủy. Mà chỉ cố gắng tiêu diệt và làm suy yếu càng nhiều càng tốt. Sau đó bịt kín ống tủy để ngăn chặn vi khuẩn, vô hiệu hóa nó bằng vật liệu trám bít kháng khuẩn.
Trường hợp trám thiếu, không đủ chiều dài làm việc: Do không làm sạch và tạo hình toàn bộ ống tủy hoặc da sai sót trong quá trình trám răng. Mô tủy bị viêm và vi khuẩn còn sót lại sẽ tiếp tục gây viêm và đau.
trường hợp trám bít ống tủy quá chóp: Các vật liệu trám ống tủy phổ biến hiện nay thường không tương thích về mặt sinh học với mô quanh chóp. Nếu trám ống tủy quá chóp. Vật liệu trám sẽ gây kích ứng mô ở khu vực này và gây đau. Hàn quá chóp và hàn thiếu thường xuất hiện nếu điều trị tủy mù. Tức là không có X-quang kiểm soát.
Các yếu tố khác góp phần gây đau:
– Càng lớn tuổi tỷ lệ đau càng cao. Phụ nữ bị đau sau nội nha nhiều hơn nam giới. Một số bệnh toàn thân hay tiền sử dị ứng. Răng hàm dưới cũng bị đau nhiều hơn sau phẫu thuật lấy tủy so với những răng khác.
– Bệnh nhân lo lắng nhiều và bị ám ảnh bởi cơn đau sẽ có tỉ lệ đau cao hơn. Ngoài ra, việc điều trị sớm cũng giúp bác sĩ kiểm soát dễ dàng hơn.
6. Giảm đau sau nội nha
Thông thường, sau khi điều trị nội nha sẽ gây đau nhức nhẹ 2 – 3 ngày. Đấy là khoảng thời gian để cơ thể hồi phục.
Có thể sử dụng thuốc giảm đau. Nếu tình trạng đau ngày càng tăng. Đau trở lại sau một khoảng thời gian cần kiểm tra lại. Nếu nguyên nhân là do việc điều trị tủy chưa tốt thì iệc điều trị lại là bắt buộc.