Cơ chế bệnh sinh của bệnh sâu răng

Vấn đề giải thích cơ chế bệnh sinh bệnh sâu răng. Từ lâu đã được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu. Có rất nhiều thuyết sau:

1. Thuyết hóa học của Miller (1881)

Miller là người đầu tiên dùng phương pháp thực nghiệm. Để giải thích cơ chế bệnh sinh bệnh sâu răng. Ông đem ngâm răng đã được nhổ vào một hỗn hợp bánh mì, thịt và nước bọt. Sau đó quan sát có hiện tượng tiêu calci của răng. Ông kết luận, ở giai đoạn đầu, dưới tác động của acid. Mô cứng của răng bị mất chất vôi. Trong giai đoạn này, men răng bị phá hủy hoàn toàn. Sang giai đoạn 2. Mô hữu cơ của ngà bị phá hủy. Bởi quá trình lên men của vi khuẩn làm tiêu protein.

Cơ chế bệnh sinh bệnh sâu răng

2. Thuyết Davies

Cơ chế gây sâu răng: Men vi khuẩn + glucid => lên men => acid = > tiêu Ca2+ => sâu răng.

3. thuyết tiêu protein của Gottlieb (1946)

Sâu răng là quá trình tiêu protein do vi khuẩn, các tinh thể men bị bong ra.

4. Thuyết protein phức vòng càng

Theo Martin (1956) cho rằng, cả 2 thành phần hữu cơ và vô cơ gần như cùng bị tiêu một lúc. Đầu tiên là tiêu protein ở thành phần hữu cơ men răng. Chất sinh ra thành phức hợp vòng càng. Và phức hợp này làm tiêu calci.

5. Thuyết động học

Những năm gần đây, người ta giải thích cơ chế gây sâu răng. Là do quá trình hủy khoáng chiếm ưu thế hơn tái khoáng. Do vai trò chuyển hóa carbonhydrate của vi khuẩn trên mảng bám bề mặt răng.

Sự hủy khoáng

Các hydroxyapatite và fluorapatite  – Thành phần chính của men, ngà. Bị hòa tan khi pH giảm tới mức pH giới hạn. pH giới hạn của hydroxyapatite là 5,5. Và pH giới hạn của fluorapatite là 4,5.

Sự tái khoáng

Quá trình tái khoáng ngược với quá trình hủy khoáng. Xảy ra khi pH trung tính, có đủ ion Ca 2+ và PO4 3- trong môi trường. Nước bọt có vai trò cung cấp các ion Ca 2+ và PO4 3- để khoáng hóa.

Hủy khoáng và tái khoáng là 2 hiện tượng sinh lý. Luôn diễn ra bình thường trong tổ chức cứng của răng. Nếu hủy khoáng > tái khoáng thì sẽ sinh ra bệnh sâu răng.

Quá trình hình thành tổn thương sâu răng

Giai đoạn đầu của bệnh sâu răng là sự hủy khoáng. Và hòa tan cấu trúc răng. Do giảm pH khu trú của mảng bám và hủy khoáng men răng.

Ở pH < 5,5, các chất khoáng của răng hoạt động như một chất đệm. Giải phóng các ion calci và photsphate vào trong mảng bám. Khả năng đệm của răng duy trì pH tại chỗ ở mức 5,0. Và là nguyên nhân hình thành các tổn thương mô bệnh học điển hình của sâu răng. Ở pH 5,0 bề mặt men không bị tổn thương. Cho tới khi có hiện tượng mất khoáng dưới bề mặt. Các tổn thương mới chớm này giới hạn ở mô men. Được đặc trưng bởi một bề mặt men còn nguyên vẹn ảo. Nhưng lớp dưới bề mặt xốp. Lỗ sâu chỉ được hình thành. Khi các tổn thương men xốp dưới bề mặt hủy khoáng nhiều tới mức sập lớp men bề mặt.

Trên lâm sàng. Các tổn thương mới chớm này. Có thể phát hiện được khi thổi khô bề mặt răng. Khi các tổn thương men xốp dưới bề mặt được hydrate hóa. Rất khó phát hiện trên lâm sàng vì men xốp lúc này trở nên trong suốt. Các tổn thương mới chớm có khả năng tái khoáng hóa và hồi phục.

Các lỗ sâu trên bề mặt men là các tổn thương không hồi phục. Và nếu không được điều trị thì mô ngà sẽ bị phá hủy nhanh. Phá vỡ cấu trúc răng.

Nguồn tham khảo: Tài liệu của Viện đào tạo răng-hàm-mặt – Trường Đại học Y Hà Nội

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0963288870
Liên hệ