Một tình trạng răng miệng phổ biến. Cần điều trị chỉnh nha là khớp cắn hở. Khớp cắn hở là một dạng sai khớp cắn. Hay còn gọi là khớp cắn xấu. Tình trạng này gây ra một loạt các vấn đề về răng miệng gây ra sâu răng và viêm nướu.
1. Cắn hở là gì?
Khớp cắn hở xảy ra khi răng trên và dưới không chạm nhau. Ở phía trước hoặc sau của miệng. Khi hàm đã đóng hoàn toàn. Để lại khe hở giữa các răng.
2. Phân loại cắn hở
2.1. Cắn hở răng trước
Cắn hở răng trước xảy ra khi các răng cửa ở hàm trên và hàm dưới không phủ lên nhau. Nó có thể ảnh hưởng đến tất cả các răng cửa hoặc chỉ một vài răng. Điều trị là cần thiết giúp giảm các vấn đề về giọng nói. Nhưng không chắc chắn.
2.2. Cắn hở răng sau
Xảy ra khi các răng phía sau. Bao gồm cả răng hàm và răng tiền hàm. Không chạm vào nhau khi cắn xuống. Sai khớp cắn này không liên quan đến cắn sâu và cắn chìa. Trong một khớp cắn bình thường. các răng sau ở hàm trên nên nằm hơi lệch về phía ngoài của các răng ở hàm dưới. Điều trị là cần thiết vì không thể ăn nhai đúng cách.
2.3. Cắn hở do răng và do xương
Khớp cắn hở do răng là kết quả của trở ngại mọc răng. Trong khi tình trạng này do xương. Là do sự phát triển bất thường trên khuôn mặt (di truyền). Điều này có thể bao gồm: Sự phát triển không đều của các răng hàm hoặc xương hàm.
3. Nguyên nhân gây ra khớp cắn hở
Di truyền:
- Nguyên nhân về xương bắt nguồn từ sự phát triển xương. Xảy ra khi 2 hàm của bạn mọc lệch nhau. Và thường bị ảnh hưởng bởi di truyền.
Thói quen xấu:
- Mút ngón tay, núm ti giả, mút môi dưới: Khi trẻ ngậm ngón tay cái hoặc núm vú giả… Sẽ làm xô lệch vị trí răng. Tuy nhiên, nếu thói quen này dừng trước khi răng vĩnh viễn mọc thì tỉ lệ bị khớp cắn hở sẽ thấp hơn.
- Đẩy lưỡi: Cắn hở có thể xảy ra khi nuốt và đẩy lưỡi vào giữa các răng cửa trên và dưới. Điều này cũng có thể tạo ra các khoảng trống giữa các răng.
- Rối loạn khớp thái dương hàm: Gây đau hàm mãn tính.
- Kiểu nuốt không đúng.
- Tư thế lưỡi kém.
- Viêm khớp dạng thấp.
- Chấn thương hàm.
- Thiếu chỗ để răng trưởng thành mọc.
- Các vấn đề liên quan đến nha khoa khác.
4. Dấu hiệu cắn hở
Không thể ngậm hoàn toàn miệng. Răng cửa hoặc răng sau ở hàm trên và dưới không chạm vào nhau.
Gặp vấn đề về nhai và nuốt.
Cằm lẹm.
Các vấn đề về giọng nói.
Răng sắp xếp lệch lạc.
Đau khi cắn hoặc nhai.
Khó cắn thức ăn bằng răng cửa.
Cười kém hấp dẫn.
Nguồn: Tổng hợp