Mô bệnh học các thể bệnh trong bệnh lý cuống răng được mô tả dựa trên phân loại của Ingle.
1. Thể bệnh đau
1.1. Viêm quanh cuống cấp tính
Là phản ứng viêm thanh dịch ở mô liên kết kẽ của vùng cuống răng.
Những biến đổi mô học chủ yếu là xung huyết. Giãn mạch dẫn tới thoát dịch rỉ viêm và thoát mạch bạch cầu vào mô quanh cuống. Hiện tượng viêm làm giảm ngưỡng đau. Và kích thích tận cùng thần kinh tại chỗ. Gây cơn đau tự nhiên.
Áp lực trong mô quanh cuống tăng hoạt hóa các hủy cốt bào. Gây tiêu xương và giãn rộng vùng dây chằng quanh cuống.
1.2. Áp xe quanh cuống cấp tính
Hiện tượng thoát dịch phù viêm trong viêm quanh cuống cấp gây xung huyết mạch. Dẫn đến thiếu oxy mô tại chỗ và phá hủy tế bào.
Các bạch cầu trung tính tăng về số lượng. Giải phóng ra các enzym phân hủy protein và hình thành mủ. Hiện tượng viêm sẽ tiến triển đến thoái hóa mủ và hình thành áp xe.
Cấy mủ thấy chủ yếu là các vi khuẩn kỵ khí hoàn toàn. (Prevotella, Porphyromonas và các cầu khuẩn kỵ khí). Và các vi khuẩn kỵ khí ngẫu nhiên.
Nếu mủ không được dẫn lưu hoàn toàn. Mủ trong khối áp xe sẽ tiếp tục lan rộng. Nếu có sự cân bằng giữa các kích thích. Và phản ứng bảo vệ của vật chủ. Khối áp xe có thể khu trú và chuyển thành mạn tính.
Sau khi mủ phá hủy tấm vỏ xương. Hướng lan của nó phụ thuộc vào các cấu trúc giải phẫu xung quanh. Như độ dày màng xương, chỗ bám của các cơ và các rãnh trên xương.
2. Thế không đau
2.1. Viêm xương đặc vùng cuống
Là phản ứng viêm của mô xương. Do các yếu tố kích thích từ tủy răng viêm. Xương vùng quanh cuống tăng mật độ không phải do tăng độ tập trung calci. Mà do hoạt động quá mức của các tạo cốt bào.
Xương vùng cuống dày lên. Thu nhỏ tủy xương thành các dải xơ. Nên còn gọi là viêm xơ xương. Tổn thương này có thể phục hồi sau điều trị nội nha. Ngược lại, tiêu xương quanh cuống cũng có thể xảy ra do hoạt động của các hủy cốt bào.
2.2. Viêm mạn tính cuống răng
Là viêm mô liên kết quanh cuống do biến chứng của tủy hoại tử.
Mô liên kết quanh cuống giãn mạch. Thoát dịch rỉ viêm và tăng mật độ của các tế bào viêm mạn tính. Nếu không được điều trị kịp thời. Sẽ chuyển sang thể mạn tính tiến triển.
2.3. U hạt quanh cuống
Là thể tiến triển của viêm quanh cuống mạn tính. Với sự tạo thành mô hạt ở vùng cuống răng. Và tập trung các tế bào viêm mạn tính: Lympho, tương bào. Đại thực bào đã chuyển thành dạng tế bào giống biểu mô. Các tế bào tạo xơ tăng sinh và kháng thể IgG. Ngoại vi là các bó sợi tạo keo.
Trong một số tổn thương có nhiều các tế bào khổng lồ đa nhân. Hình thành một trung tâm hoại tử bã đậu.
2.4. Túi mủ mạn tính cuống răng (áp xe mạn tính cuống răng)
Áp xe mạn tính cuống răng là biến chứng của áp xe cấp tính, sau khi có rò mủ. Tổn thương mô học cũng giống như trong u hạt quanh cuống. Nhưng lượng mủ quanh cuống nhiều hơn. Chứa đầy các bạch cầu đa nhân trung tính thoái hóa.
Đường rò được bao phủ bởi mô hạt hoặc cũng có thể bởi biểu mô vảy lát tầng. Giống biểu mô niêm mạc miệng.
2.5. Nang quanh cuống
Nang cuống răng là một túi dịch. Được bao phủ bởi một lớp biểu mô.
Bao bọc quanh nang là các tế bào biểu mô Malassez. Gây ra sự phân bào gián phân và tăng thể tích tế bào theo các hướng. Hình thành một khối cầu tế bào biểu mô. Khối tế bào biểu mô được nuôi dưỡng nhờ oxy và các chất dinh dưỡng. Khuếch tán từ mô hạt xung quanh.
Quá trình viêm mạn tính làm cho các tế bào biểu mô trung tâm không được nuôi dưỡng đầy đủ. Thoái hóa và hoại tử.
Dịch gian bào xuất hiện trong khối biểu mô. Hình thành trung tâm dịch gồm: Dịch phù viêm và các tế bào biểu mô thoái hóa. Ở các giai đoạn khác nhau.
Protein từ các tế bào chết làm cho áp lực thẩm thấu trong lòng nang tăng lên. Dịch từ mô hạt thẩm thấu qua màng bám thấm của thành nang vào trung tâm dịch.
Nang phát triển về thể tích. Ép vào các mao mạch mô liên kết xung quanh. Gây thiếu máu cục bộ, tạo vòng xoắn bệnh lý. Làm các tế bào biểu mô tiếp tục hoại tử. Dịch từ mô hạt tiếp tục thẩm thấu vào lòng nang. Và nang càng ngày càng to.
Dịch nang chuyển từ màu hổ phách trong sang dịch nhầy vàng. Trên 30% các nang nhiễm trùng cuống răng có cholesteron. Sản phẩm thoái hóa của các tế bào mỡ. Cholesteron sẽ lắng đọng ở thành nang dưới dạng tinh thể.
Nguồn tham khảo: Tài liệu của Viện đào tạo răng-hàm-mặt – Trường Đại học Y Hà Nội