Các bất thường của hệ răng được chia thành 5 nhóm: Bất thường về số lượng. Bất thường về hình dạng. Bất thường về vị trí. Bất thường về thể tích. Và bất thường về cấu trúc răng.
1. Bất thường về số lượng
1.1. Thiếu răng
Nguyên nhân
Tỷ lệ thiếu răng bẩm sinh có liên quan đến nòi giống. Yếu tố gen hoặc các dị tật bẩm sinh như: Khe hở môi vòm miệng. Hoặc do tác động môi trường. thiếu răng thường liên quan ở các trẻ đa sinh, thiếu cân khi sinh,…
Biểu hiện lâm sàng
– Không răng là thiếu hoàn toàn sự phát triển của răng ở cả 2 hệ răng. Thể hiện sự vô sản hoàn toàn lá răng. Có thể xảy ra ở cả 2 hệ răng hoặc ở hệ răng vĩnh viễn.
– Thiếu vài răng: Ở hệ răng sữa ít gặp. ở hệ răng vĩnh viễn gặp với tỉ lệ 2 – 10%. Thường gặp thiếu răng hàm lớn thứ 3. Rồi đến răng cửa bên hàm trên. Răng hàm nhỏ thứ 2 hàm dưới. Răng hàm nhỏ thứ 2 hàm trên. Răng cửa hàm dưới.
– Thiếu nhiều răng: Nếu thiếu răng ở hệ răng sữa thì 30 – 50% sẽ thiếu răng ở hệ răng vĩnh viễn.
Điều trị: Lâu dài từ bác sĩ nha khoa.
1.2. Thừa răng
Nguyên nhân
Do sự tăng trưởng dư của lá răng tạo nên mầm răng thêm. Hoặc do sự dài ra của lá răng. Hay do sự phân đôi của mầm răng. Hoặc do xuất phát từ các khối của tế bào thượng bì còn sót lại.
Biểu hiện lâm sàng
– răng sữa: Hiếm, tỉ lệ 0,2 – 0,8%
– Răng vĩnh viễn: 1,5 – 3,5%. Hay gặp ở vùng răng cửa hàm trên. Răng cối hàm trên. Răng cối thứ 2 hàm dưới. Nhiều nhất ở người phương đông.
– Răng dư thường thiểu sản và mọc sai chỗ. Mọc chậm, Tiêu các chân răng khác. Răng dư thường hình nón hay hình củ.
Điều trị
– Nhổ bỏ
– Làm phục hình
– Chỉnh nha
2. Bất thường về hình dạng
2.1. Răng lộn ra ngoài
Biểu hiện lâm sàng
– Những răng có núm phụ: Núm phụ ở giữa mặt cắn răng 4,5 có lỗ thông vào tủy. Hay gặp ở hàm trên.
– Răng cong là những răng có thân bị lệch khỏi đường thẳng bình thường so với chân răng. Do chấn thương cấp tính ở răng sữa. Ảnh hưởng tới răng vĩnh viễn đang phát triển.
Điều trị
– Chụp xquang xác định bất thường. nếu ảnh hưởng đến tủy phải điều trị tủy.
– Mài chỉnh
– Tiểu phẫu, phục hình, chỉnh nha.
2.2. Răng lộn vào trong
Nguyên nhân
Do sự lộn lớp biểu mô men vào bên trong nhú răng. Tạo ra một răng nằm bên trong răng khác.
Biểu hiện lâm sàng
– Hay gặp ở răng cửa bên hàm trên.
Điều trị: Trám bít hố sâu. nếu ảnh hưởng đến tủy thì điều trị tủy. Sau phục hình lại.
2.3. Răng dính hay răng sinh đôi
Nguyên nhân
Do 2 mầm răng dính với nhau. Tạo thành 1 răng có men và ngà dính nhau. Hoặc do 1 mầm răng phân đôi không hoàn toàn.
Biểu hiện lâm sàng
– Răng dính: 1 thân răng dính có kích thước lớn. Có 2 buồng tủy và ống tủy riêng biệt.
– Răng sinh đôi: 1 thân răng lớn phân đôi trên một chân răng duy nhất.
Điều trị
– Xác định là răng dính hay răng sinh đôi
– Răng vĩnh viễn có thể nhổ bỏ hoặc cắt 1/2 răng. Sau đó điều trị tủy. Làm phục hình hay kết hợp chỉnh nha.
2.4. Bất thường khác ở chân răng
– Chân răng phụ thường gặp ở phía xa trong. Có nhiều hình dạng khác nhau. Đôi khi rất khó để xác định trên phim xquang.
– Thừa, tách đôi. Chân dùi trống,…
3. Bất thường về vị trí
Thường do tổn thương tiên phát, hay gặp ở các răng vĩnh viễn.
– Răng mọc ngầm
– Răng đổi chỗ: R5,6 đổi chỗ
– Răng mọc lạc chỗ: Răng vẫn mọc trong xương hàm nhưng xa vị trí của nó.
– Răng mọc sai chỗ: Răng mọc ở các xương khác thuộc vùng mặt. Răng nanh mọc dưới hố mắt.
Điều trị: Nêu ảnh hưởng tới thẩm mỹ và chức năng thì nên nhổ bỏ. Sau đó làm phục hình hay chỉnh nha.
Nguồn tham khảo: Tài liệu của Viện đào tạo răng-hàm-mặt – Trường Đại học Y Hà Nội