Bệnh nha chu những điều cần chú ý

Bệnh nha chu hay còn được biết là bệnh nhiễm trùng nướu  Khi có một hoặc nhiều thành phần của mô nha chu bị tổn thương.

1. Nguyên nhân bệnh nha chu

Nguyên nhân tại chỗ

Được xem là quan trọng và chủ yếu nhất. Thường thấy là sự xuất hiện của mảng bám, vôi răng. Mà nguyên do là vệ sinh răng miệng kém hoặc không đúng cách. Do miếng trám dư, răng giả không đúng cách. Xáo trộn hoặc chấn thương khớp cắn.

Vôi răng

Nguyên nhân tổng quát

Thường khó xác định. Có thể thấy ở những bệnh cảnh làm giản sức đề kháng của cơ thể. Nhiễm siêu vi, suy dinh dưỡng, tình trạng căng thẳng lo âu kéo dài. Một số bệnh về đường huyết. Đôi khi là phản ứng quá mẫn của cơ thể. Hoặc xáo trộn nội tiết,…

2. Các dạng bệnh lâm sàng, diễn tiến và điều trị

2.1. Viêm nướu

Là sự đáp ứng của mô nha chu với vi khuẩn. Tập trung ở mảng bám và không có hiện tượng di chuyển. Của biểu mô bám dính.

Viêm nướu Herpes cấp

Thường gặp ở trẻ em sau khi mắc bệnh cúm, viêm phổi, sởi,… Bệnh thường chỉ xuất hiện một lần trong đời. Và thời gian khỏi bệnh trong vòng 10 ngày.

Giai đoạn đầu xuất hiện những mụn nước. Sau 24h mụn vỡ ra, để lại những vết loét tròn. Gây đau rát khi ăn.

Trường hợp này cần nâng cao thể trạng. Sử dụng kháng sinh phòng ngừa bội nhiễm.

Viêm nướu hoại tử lở loét cấp tính

Do có sự xuất hiện xoắn khuẩn Borrelia Vincent. Tạo sang thương lõm hình chén, có đường viền đỏ. Xuất hiện ở gai nướu, bờ nướu rời. Trên bề mặt phủ lớp màng giả màu xám nhạt khó tróc. Miệng hôi mùi kim loại.

Bệnh nhân đau rát khi ăn. Thường kèm sốt cao nổi hạch. Nặng hơn có thể hoại tử cả vùng mô nha chu. Làm trơ gốc răng hoặc nhiễm trùng huyết.

Điều trị bằng kháng sinh Peniciline.

Viêm nướu quá sản do sử dụng thuốc

Xuất hiện khi bệnh nhân sử dụng một số loại thuốc. Như thuốc chống động kinh. Thuốc ức chế miễn dịch. Trong trường hợp ghép thận Cyclosporine.

Khám lâm sàng có sự xuất hiện mảng bám. Phản ứng nướu quá sản thấy rõ ở gai nướu. Tạo thành túi giả.

Điều trị: Hướng dẫn vệ sinh răng miệng, làm sạch mảng bám. Thay đổi thuốc hoặc không sử dụng nữa.

Viêm nướu mãn tính

Thường do vệ sinh răng miệng kém. Làm tích tụ mảng bám, vi khuẩn ở khe nướu. Nướu mềm bở, sưng đỏ, làm bề mặt mất lấm tấm da cam. Bệnh nhân có cảm giác khó chịu ray rứt tại chỗ. Khi chạm vào rất dễ chảy máu.

Một số ít trường hợp nướu rời tăng sinh quá sản. Tạo thành túi nướu, gọi là túi giả.

Điều trị: Lấy sạch mảng bám, vôi răng avf vệ sinh răng miệng.

Tiến triển của viêm nướu

2.2. Viêm nha chu

Viêm nha chu thanh thiếu niên hoặc suy nha chu

Tuổi từ 12 đến 26. Nữ gấp 3 lần nam. Có thể là liên quan đến xáo trộn nội tiết và di truyền. Thường xuất hiện ở răng 6 tuổi và răng cửa. Sự mất bám dính có liên quan đến vi khuẩn Actinobacillus actinomycetemcomitans (Aa).

Viêm nha chu tiến triển nhanh

Gặp ở người dưới 35 tuổi. Nữ trội hơn nam. Sự phá hủy mô nha chu tương đối nhanh. Có thể có sự kết hợp với nguyên nhân tổng quát.

Viêm nha chu mãn tính ở người trưởng thành

Xuất hiện ở người trên 35 tuổi. Không phân biệt giới tính. Sự phá hủy mô nha chu xảy ra trong các thời kỳ bộc phát. Xem lẫn trong các thời kỳ yên nghỉ. Vì vậy, bệnh có thể kéo dài trong hàng chục năm.

3. Phòng ngừa

– Giữ gìn vệ sinh răng miệng đúng cách.

– Dinh dưỡng đầy đủ tạo sức đề kháng tốt cho mô nha chu.

– Tránh lo âu, suy nghĩ, giảm stress.

– Khám sức khỏe định kỳ để phát hiện và điều trị sớm. Các bệnh toàn thân có thể ảnh hưởng đến mô nha chu.

– Khám răng định kỳ 6 tháng 1 lần. Để loại trừ sớm mảng bám, vôi răng nếu có.

Nguồn: Bs Dương Minh Phương

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0963288870
Liên hệ