Bệnh lý tủy răng sữa

1. Đặc điểm răng sữa

1.1. Thân răng

Thân răng sữa thấp hơn răng vĩnh viễn. Kích thước theo chiều gần xa lớn hơn chiều cao.

Mặt nhai thu hẹp nhiều.

Chiều dày lớp men và ngà răng sữa mỏng và đều đặn hơn.

Chiều dày lớp ngà ở hố rãnh tương đối dày dặn hơn so với răng vĩnh viễn.

Gờ cổ răng nhô cao.

Trụ men ở cổ răng nghiêng về phía mặt nhai.

Cổ răng thắt lại rõ rệt và thu hẹp hơn. Mặt má và mặt lưỡi phía gờ trên cổ răng phẳng hơn.

Vùng tiếp xúc răng cối sữa rộng hơn.

Màu răng sáng hơn.

1.2. Chân răng

Chân dài mảnh hơn.

Chân răng tách ra ở gần cổ răng hơn. Càng xa hơn về phía chóp răng.

1.3. Tủy răng

So sánh với tỉ lệ kích thước thân răng thì tủy răng sữa lớn hơn.

Sừng tủy nằm gần đường nối men ngà hơn.

Sừng tủy phía gần lên cao hơn. So với sừng tủy phía xa.

Buồng tủy răng hàm dưới lớn hơn răng hàm trên.

Thường bên dưới mỗi múi răng là một sừng tủy.

2. Các giai đoạn phát triển của răng sữa

Giai đoạn 1: Giai đoạn hình thành

Tính từ khi răng bắt đầu mọc. Đến khi hình thành hoàn toàn chân răng. Khoảng 1,5 năm.

Quá trình sửa chữa luôn luôn có thể.

Mục đích điều trị ở giai đoạn này: Bảo tồn tính sống của tủy.

Giai đoạn 2: Giai đoạn ổn định

Từ lúc chân răng hình thành hoàn toàn. Đến khi có sự tiêu xương. Có thể phát hiện ra trên lâm snagf.

X-Quang: Cuối giai đoạn 2 tương ứng với dấu hiệu tiêu 1/2 chân răng. Phía chóp răng.

Giai đoạn ổn định kéo dài 3 năm.

Giai đoạn này tổn thương tủy rất nhanh. Và thường xuyên tổn thương nha chu.

Sửa chữa có thể.

Mục đích điều trị: Bảo tồn răng.

Giai đoạn 3: Giai đoạn thoái triển

Từ khi kết thúc giai đoạn 2 đến khi thay răng.

Bệnh lý luôn tiến triển nhanh. Không thể sửa chữa.

Mục đích điều trị: Bảo tồn răng hoặc nhổ.

3. Đặc điểm bệnh lý tủy răng sữa

Thường không có triệu chứng.

Tủy thường viêm mạn tính. Làm hoại tử tủy và gây các biến chứng tại chỗ như: Viêm quanh cuống, viêm mô tế bào,…

Hay gặp các ổ áp xe ngay dưới đường viền lợi. Do có nhiều ống tủy phụ ở vùng chẽ chân răng.

Ít khi gặp u hạt ở vùng chóp răng sữa.

4. Chẩn đoán

4.1. Viêm tủy

Triệu chứng chủ quan 

Cơn đau tủy rất ngắn. Đáp ứng tốt với thuốc giảm đau thông thường.

Hai loại đau thường gặp:

  • Đau do kích thích: Nóng, lạnh, chua, ngọt,… Hết kích thích thì hết đau. Nhạy cảm ngà, ít nguy hiểm đến tủy, có thể hồi phục.
  • Đau tự nhiên: Không ngủ được.

Sốt hoặc dấu hiệu nhiễm trùng toàn thân là biến chứng của viêm tủy.

Dấu hiệu lâm sàng

Sâu răng, lỗ sâu đang trong giai đoạn tiến triển.

Thử nghiệm tủy: Ít sử dụng vì trẻ ít hợp tác. Ít có giá trị chẩn đoán.

Có dấu hiệu của tổn thương vùng quanh cuống. Kèm theo giãn dây chằng quanh răng.

X- Quang

Lỗ sâu đáy gần sát buồng tủy.

Không có tổn thương xương quanh răng và vùng chẽ.

Viêm tủy trên Xquang

Chẩn đoán phân biệt

Hội chứng vách: Đau cấp, theo vận mạch.

Trong trường hợp nghi ngờ. Xem như là tổn thương tủy.

4.2. Hoại tử không có bệnh quanh chóp

Triệu chứng

Cơ năng: Không có triệu chứng gì đặc biệt. Trẻ thường được đưa đến khám vì bố mẹ phát hiện thấy có lỗ sâu. Hoặc khó chịu do giắt thức ăn đối với các lỗ sâu ở mặt bên.

Thực thể: Có lỗ sâu.

X-quang: Lỗ sâu có đáy, thông vào buồng tủy.

Thử nghiệm tủy âm tính.

Điều trị

Điều trị bảo tồn nếu răng chưa đến tuổi thay.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0963288870
Liên hệ